Giáo dục - khoa cử, giáo hóa đạo đức ở thời Lê sơ và vai trò của nó trong xã hội đương thời

Trong lĩnh vực giáo hóa đạo đức, giáo dục và giáo huấn của Nho giáo phần lớn có nội dung trùng hợp với nhau, song phương pháp lại không hoàn toàn giống nhau. Với tư cách một học thuyết chính trị - đạo đức, Nho giáo lấy “tu kỷ trị nhân” làm phương pháp giáo dục, giáo huấn đạo đức. Người sáng lập Nho giáo là Khổng Tử đã chủ trương lấy đạo đức để cảm hóa con người bằng chính tấm gương của mình, đó là thân giáo. | GIÁO DỤC - KHOA CỬ, GIÁO HÓA ĐẠO ĐỨC Ở THỜI LÊ SƠ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG THỜI PHẠM THỊ QUỲNH* Thời kỳ Lê sơ ở Việt Nam (1428-1527) là thời kỳ phong kiến với đầy đủ những cung bậc thăng trầm của lịch sử. Trải qua 100 năm với 9 đời vua, nhà Lê sơ đã tổ chức được 29 khoa thi, trong đó có 26 khoa thi Hội. Đây là thời kỳ Nho giáo chiếm lĩnh vị trí độc tôn, toàn trị trong hệ tư tưởng của Nhà nước phong kiến. Điều đó thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa giáo dục - khoa cử với sự hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền cao độ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực giáo dục theo tinh thần Nho giáo, vấn đề giáo huấn đạo đức đóng vai trò quan trọng, bởi bản thân nó vừa mang tính xã hội phổ biến, lại vừa không câu nệ vào hình thức khoa cử, nhưng hiệu quả của nó không nhỏ đối với việc thiết lập và duy trì trật tự xã hội. * Trong lĩnh vực giáo hóa đạo đức, giáo dục và giáo huấn của Nho giáo phần lớn có nội dung trùng hợp với nhau, song phương pháp lại không hoàn toàn giống nhau. Với tư cách một học thuyết chính trị - đạo đức, Nho giáo lấy “tu kỷ trị nhân” làm phương pháp giáo dục, giáo huấn đạo đức. Người sáng lập Nho giáo là Khổng Tử đã chủ trương lấy đạo đức để cảm hóa con người bằng chính tấm gương của mình, đó là thân giáo. Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Sử chép các sự kiện liên quan đến sự truyền bá học thuyết này khá nhiều, trong đó nổi bật nhất là việc hai thái thú nhà Hán là Tích Quang và Nhâm Diên (thế kỷ I) là những người đầu tiên “dựng học hiệu để dạy * ThS. Trường Đại học Sư phạm dân ta lễ nghĩa”1. Từ đó, trải qua một quá trình lâu dài, Nho giáo từ công cụ thống trị trên lĩnh vực hệ tư tưởng và tổ chức bộ máy nhà nước của chính quyền đô hộ, đã dần dần được nhân dân ta tiếp thu những giá trị đạo đức phổ biến của nó. Chính vì vậy, từ thời Lý (1010-1225) chuyển qua thời Trần (1225 -1400), mặc dù Phật giáo giữ vai trò Quốc giáo, song Nho giáo với chủ thuyết thiết lập và duy trì trật tự xã hội phong kiến, đã từng bước xác lập vị thế của

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.