Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết vấn đề quốc gia dân tộc ở Đông Dương thời kỳ 1930 - 1945

Bài viết này mong muốn làm sáng tỏ hơn quan điểm, chủ trương, sự phát triển nhận thức của Đảng trong việc giải quyết vấn đề quốc gia dân tộc trong quan hệ giữa ba nước Đông Dương thời kỳ 1930 - 1941, một vấn đề mà có lúc đã diễn ra những tranh luận không kém phần gay gắt trong nội bộ những người cộng sản Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ XX. | CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUỐC GIA DÂN TỘC Ở ĐÔNG DƯƠNG THỜI KỲ 1930 - 1945 NGUYỄN VĂN CHUNG* Vấn đề quốc gia dân tộc và việc xác định vị trí, vai trò của vấn đề dân tộc và giai cấp là một nội dung cơ bản, xuyên suốt trong đường lối cách mạng của Đảng. Trong thời kỳ 1930 1941, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã đưa ra những quan điểm, chủ trương không thống nhất trong việc giải quyết vấn đề quốc gia dân tộc ở Đông Dương cũng như việc xác định vị trí, vai trò của vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc. Bài viết này mong muốn làm sáng tỏ hơn quan điểm, chủ trương, sự phát triển nhận thức của Đảng trong việc giải quyết vấn đề quốc gia dân tộc trong quan hệ giữa ba nước Đông Dương thời kỳ 1930 - 1941, một vấn đề mà có lúc đã diễn ra những tranh luận không kém phần gay gắt trong nội bộ những người cộng sản Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ XX. Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc tại Hội nghị thành lập Đảng Vào cuối năm 1929, đầu năm 1930, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau làm phân hóa lực lượng cách mạng toàn dân tộc. Trước tình hình đó, ngày 27-10-1929 Quốc tế Cộng sản đã ra Chỉ thị Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương và nêu rõ: “Nhiệm * Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là việc thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”1. Bản Chỉ thị này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng ở Đông Dương, góp phần thúc đẩy quá trình thống nhất Đảng, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản và công nhân nước ta. Nguyễn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
86    89    2    29-04-2024
89    281    6    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.