Giáo hội phật giáo Việt Nam trong cuộc đấu tranh với những luận điệu sai trái về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam

Bài viết "Giáo hội phật giáo Việt Nam trong cuộc đấu tranh với những luận điệu sai trái về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam" có nội dung là các thế lực thù địch với vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam và giáo hội Phật giáo Việt Nam với cuộc đấu tranh phản bác các thế lực thù địch xuyên tạc thực tế nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam. | GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG CUỘC ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI VỀ NHÂN QUYỀN VÀ TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM Lê Tâm Đắc* 1. Các thế lực thù địch với vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam Từ năm 2000 đến đầu năm 2006, một số cá nhân và tổ chức quốc tế có liên quan đến tôn giáo và nhân quyền ở Hoa Kỳ và châu Âu thường xuyên cáo buộc Việt Nam là một trong các nước vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, từ đó gây sức ép với Chính phủ Hoa Kỳ áp dụng những biện pháp trừng phạt Việt Nam, trì hoãn việc thông qua Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và Quy chế Tối huệ quốc cho Việt Nam; yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC); yêu cầu Chính quyền Mỹ ngăn chặn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cho Việt Nam vay tiền nhằm tạo áp lực buộc Việt Nam cải thiện tình hình tôn giáo và nhân quyền. Cũng trong thời gian này, một số cá nhân và tổ chức quốc tế ở Hoa Kỳ và châu Âu đã liên tiếp tiến hành nhiều chuyến khảo sát thực tế nhằm tìm hiểu nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam; tiêu biểu các chuyến đi của các ông, bà sau đây: Charles Jess, viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề tôn giáo và nhân quyền thuộc Vụ Đông Á-Thái Bình Dương vào tháng 8/2003; ông J. Hanford, Đại sứ lưu động về tự do tôn giáo quốc tế Mỹ vào tháng 10/2003 và tháng 3/2005; Thượng nghị sĩ Sam Brownback, Chủ tịch Tiểu ban Đông Nam Á-Thái Bình Dương của Uỷ ban Đối ngoại Thượng Nghị viện Hoa Kỳ vào tháng 1/2004; Đoàn Uỷ * TS. Viện Nghiên cứu Tôn giáo. ban Điều tra Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, gồm 10 người, do ông Scott Flipse làm Trưởng đoàn vào tháng 1/2004; ông Uyliam Inboden, Trợ lí Đại sứ về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào tháng 2/2004; Đoàn đại biểu EU tại Việt Nam, trong đó có bà Irene Knoben, Bí thư thứ hai, Trưởng bộ phận phụ trách Việt Nam về chính trị và giáo dục, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Hà Nội, đồng thời là đại diện của Chủ tịch phái đoàn EU tại Hà Nội vào tháng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
1    278    3    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.