Đào tạo nguồn nhân lực ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay

Vấn đề đào tạo tại chỗ không chỉ đáp ứng được nguồn nhân lực trong hiện tại, mà còn đảm bảo nhu cầu cho tương lai phát triển xã hội của vùng; đồng thời, đây chính là cách giải quyết triệt để nhất tình trạng yếu kém về chất lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp xã, phường, cán bộ là người dân tộc thiểu số - lực lượng này vốn đã thiếu về số lượng lại kém về chất lượng. | ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN HIỆN NAY Nguyễn Văn Thắng* 1. Nhân lực trong hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên Hiện nay, nhân lực và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở các tỉnh Tây Nguyên đang nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành và các cơ sở đào tạo trên địa bàn Tây Nguyên. Vấn đề đào tạo tại chỗ không chỉ đáp ứng được nguồn nhân lực trong hiện tại, mà còn đảm bảo nhu cầu cho tương lai phát triển xã hội của vùng; đồng thời, đây chính là cách giải quyết triệt để nhất tình trạng yếu kém về chất lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp xã, phường, cán bộ là người dân tộc thiểu số - lực lượng này vốn đã thiếu về số lượng lại kém về chất lượng. Chất lượng cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên đang là vấn đề cần dành nhiều quan tâm, không chỉ về mặt số lượng, mà còn cả về mặt chất lượng. Hiện nay trên địa bàn 5 tỉnh, số lượng cán bộ đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp, đặc biệt là số lượng cán bộ về quản lý nhà nước và đào tạo đại học: Về trình độ học vấn ở khối chuyên trách, tại tỉnh Kon Tum có 11,64% cán bộ có trình độ tiểu học, 46,06% cán bộ có trình độ trung học cơ sở (THCS) và 42,3 cán bộ có trình độ trung học phổ thông (THPT); ở tỉnh Gia Lai có 9,7 % cán bộ có trình độ tiểu học, 51,70% cán bộ có trình độ THCS, 38,57% cán bộ có trình độ THPT; ở tỉnh Đắk Lắk có 03,30% cán bộ có trình độ tiểu học, 32,12% cán bộ có trình độ THCS, 64,58% cán bộ có trình độ THPT; ở * ThS. Học viện Khoa học xã hội. tỉnh Đắk Nông có 07,10% cán bộ có trình độ tiểu học, 37,51% cán bộ có trình độ THCS, 55,39% cán bộ có trình độ THPT; còn ở tỉnh Lâm Đồng có 04,31% cán bộ có trình độ tiểu học, 33% cán bộ có trình độ THCS, 62,69% cán bộ có trình độ THPT. Ở khối cán bộ công chức, trình độ học vấn cũng còn nhiều hạn chế: ở Kon Tum chỉ có 03,92% cán bộ có trình độ tiểu học, 67,65% cán bộ có trình độ THPT; ở Gia Lai có 02,79% cán bộ có trình độ tiểu học, 78,47% cán bộ có trình độ THPT; ở Đắk Lắk có 01,13% cán bộ có trình độ tiểu học, 86,66% cán bộ có trình độ THPT; ở Đắk Nông có 02,09% cán bộ có

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.