Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay

Do khuôn khổ hạn chế bài viết này không nhằm tranh luận thế nào là mô hình tăng trưởng kinh tế và cấu thành của nó là như thế nào, mà chỉ khái quát mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay, từ các góc độ, khía cạnh hay phương diện các yếu tố đầu vào, các yếu tố đầu ra, thể chế và cơ cấu kinh tế, ra sao, những điểm hợp lý, những điểm chưa hợp lý. | MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY LƯU NGỌC TRỊNH* Do khuôn khổ hạn chế bài viết này không nhằm tranh luận thế nào là mô hình tăng trưởng kinh tế và cấu thành của nó là như thế nào, mà chỉ khái quát mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay, từ các góc độ, khía cạnh hay phương diện các yếu tố đầu vào, các yếu tố đầu ra, thể chế và cơ cấu kinh tế, ra sao, những điểm hợp lý, những điểm chưa hợp lý. Để từ đó, giúp bạn đọc dễ dàng hình dung được phải làm gì để có thể cải thiện mô hình tăng trưởng của Việt Nam. * I. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM1 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ 1. Xét từ khía cạnh các yếu tố đầu vào Khía cạnh này bao gồm số lượng, chất lượng, và sự kết hợp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất hay cả nền kinh tế (đất đai, vốn, lao động, công nghệ,.). Việc xem xét mô hình tăng trưởng từ khía cạnh đầu vào (tức việc huy động các yếu tố sản xuất là K (vốn), L (lao động) và năng suất yếu tố tổng hợp (TFP)) sẽ giúp làm rõ nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Tương tự như tất cả các nền kinh tế, kể cả Mỹ, Nhật Bản, ở vào giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao2, Việt Nam cũng phải dựa vào mức tiết kiệm và đầu tư cao, và sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, đầu tư quá mức so với tiết kiệm lại là vấn đề lớn. Tiết kiệm trong nước bằng khoảng 30% GDP, trong khi mức đầu tư luôn ở mức * . Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới trên 40% GDP (giai đoạn 2006 - 2011)3. Như vậy, để bù lại mức thâm hụt về vốn lên tới hơn 10% GDP (khoảng 10 tỷ đôla/năm) không có cách nào khác là kêu gọi đầu tư trực tiếp (FDI) hay đi vay từ bên ngoài. Điều đó khiến chúng ta phải phụ thuộc vào bên ngoài và đó là một nhược điểm chứa đựng nhiều rủi ro. Đồng thời, trong cấu thành tạo nên tăng trưởng, kinh tế Việt Nam được cho là phụ thuộc quá nhiều vào việc tăng vốn, thậm chí tới mức thái quá. Cụ thể, trong ba yếu tố: K, L, TFP, vốn đóng góp tới 53% tăng trưởng so với khoảng 22% từ lao động và 25% từ tăng năng suất trong giai đoạn 2000 - 2005. Đáng tiếc là, các tỷ lệ này lại thay đổi

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
201    428    2    26-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.