Vị trí địa - chính trị của châu Vị Long trong tuyến phòng thủ biên cương phía Bắc của vương triều Lý

Vào thế kỷ X, châu Vị Long có vị trí địa - chính trị cực kỳ quan trọng của quốc gia Đại Việt. Trước thế kỷ X, trong thời gian phương Bắc đô hộ, nước ta bị chia thành quận, huyện. Có thể nói, cương vực của các huyện thời kỳ này rất rộng lớn, nhiều huyện có diện tích lớn hơn một tỉnh ngày nay. | VỊ TRÍ ĐỊA - CHÍNH TRỊ CỦA CHÂU VỊ LONG TRONG TUYẾN PHÒNG THỦ BIÊN CƯƠNG PHÍA BẮC CỦA VƯƠNG TRIỀU LÝ HÀ MẠNH KHOA* 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.* Vào thế kỷ X, châu Vị Long có vị trí địa - chính trị cực kỳ quan trọng của quốc gia Đại Việt. Trước thế kỷ X, trong thời gian phương Bắc đô hộ, nước ta bị chia thành quận, huyện. Có thể nói, cương vực của các huyện thời kỳ này rất rộng lớn, nhiều huyện có diện tích lớn hơn một tỉnh ngày nay. Địa hình Tuyên Quang (nói chung) và Vị Long (nói riêng) khá phức tạp và mang tính chuyển tiếp rõ rệt. Với hơn 70% diện tích là núi, địa hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao (dãy Cao Khánh ở phía bắc, dãy Tam Đảo ở phía nam). Các dãy núi chính thường có dạng xuôi theo đứt gãy kiến tạo sông Hồng và sông Lô, song núi không kéo thành mạch dài, mà bị chia cắt thành các khối rời rạc để tạo ra những kiểu cấu trúc vòng cung mà tiêu biểu là cánh cung sông Gâm. Phía bắc tập trung nhiều dãy núi cao, sông ở đây cũng vì thế thường dốc và lắm thác ghềnh. Xuôi về phía nam núi càng thấp, mặc dù vẫn còn những ngọn núi nhô cao, vách thẳng đứng, nhưng ở khu vực này chủ yếu là đồi bát úp kiểu trung du. Ở đây có nhiều cánh đồng bằng phẳng, đó là bãi bồi bên sông Lô, sông Phó Đáy hoặc những thung lũng giữa núi khá rộng. Trong Hoàng Việt địa dư chí, Phan Huy Chú đã miêu tả vùng đất Tuyên Quang với * TS. Viện Sử học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. “núi khe chi chít, phần lớn là nơi rừng thiêng nước độc, so với các trấn ở cõi ngoài thì đây là một vùng quá xa xôi”1. Trong Tuyên hành kí trình được viết vào thế kỉ XIX cũng đã miêu tả khá chi tiết về vùng đất Tuyên Quang: “Triều ta đất gọi Tam Tuyên Với Cao – Thái - Lạng về miền thượng du Đất đồn phong chướng xưa nay Lên Tuyên là tiếng sợ thay cho người”. “Cảnh đâu có cảnh lạ lùng Dễ thường nước nhược non bồng đâu đây Nước xanh hoa rủ cành cây Đá lô xô mọc chim bay lẩn chiều”2. Những ngọn núi cao như núi Chặm Chu, Pia Phương, Pia Hec, Khuổi Ma, Khuẩy Phầy, Thanh Tương thuộc các huyện Hàm Yên, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.