Một số biện pháp thực hiện chính sách an dân của nhà Lê Sơ (1428 – 1527)

Trong tác phẩm “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Chẳng lo chuyện tài sản ít ỏi, mà lo chia không đều, chẳng lo dân nghèo mà lo dân không được yên ổn”. Sau đó, Mạnh Tử còn đưa ra chủ trương trị nước nhân chính với quan điểm cho rằng, nhà cầm quyền phải biết lo cho dân có “hằng sản” để dân phúc đáp cho triều đình bằng sự “hằng tâm”. Ông còn nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, nghĩa là “dân là đối tượng đáng quí trọng nhất, sau đó đến xã tắc, còn vua thì xem thường”. | MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN DÂN CỦA NHÀ LÊ SƠ (1428 – 1527) NGÔ VĂN HƯỞNG* Trong tác phẩm “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Chẳng lo chuyện tài sản ít ỏi, mà lo chia không đều, chẳng lo dân nghèo mà lo dân không được yên ổn”1. Sau đó, Mạnh Tử còn đưa ra chủ trương trị nước nhân chính với quan điểm cho rằng, nhà cầm quyền phải biết lo cho dân có “hằng sản” để dân phúc đáp cho triều đình bằng sự “hằng tâm”. Ông còn nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, nghĩa là “dân là đối tượng đáng quí trọng nhất, sau đó đến xã tắc, còn vua thì xem thường”. Tuân Tử cho rằng, “vua là thuyền, dân là nước, nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền”. Từ việc Khổng Tử “lo lòng dân không yên”, các học trò của ông đã “triển khai”, “cụ thể hóa” tư tưởng đó bằng việc lo cho dân có hằng sản, lại còn cho “dân là quí trọng nhất”, có sức mạnh “lật thuyền”, cho thấy các nhà sáng lập Nho giáo rất chú trọng đến nhân dân. Bởi lẽ, theo họ, dân có an thì nước mới thịnh, vương triều nhờ đó mà tồn tại. Sự tồn tại ấy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song vấn đề cốt lõi nhất, theo quan điểm của các nhà nho, nhà cầm quyền, được nước là do được lòng dân.* Triều đại Lê sơ (1428 – 1527) là một trong những triều đại phong kiến khai quốc ở Việt Nam bằng thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nó để lại ấn tượng mạnh cho các nhà nghiên cứu về lịch sử và lịch sử tư tưởng về đường lối trị nước an dân vốn được bộ * ThS. Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội. chỉ huy Lam Sơn đặt ra ngay từ thời kỳ kháng chiến. Trong giai đoạn khôi phục đất nước và xây dựng vương triều, an dân luôn mang tính nhất quán, bởi triều đình thấy nó vừa là mục đích, vừa là phương pháp trị nước của mình. Nguyễn Trãi (1380-1442) là bậc khai quốc công thần nhà Lê sơ, đồng thời là nhà tư tưởng kiệt xuất, trong “Bình Ngô đại cáo” đã viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Đây là tư tưởng chủ đạo của triều đại, do đó khi cuộc kháng chiến thành công, ông đã khuyên Lê Lợi không giết tù hàng binh, mà

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
26    62    1    09-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.