Bài viết phân tích nguyên lí Mẹ và tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt và Luận giải cội nguồn bản sắc văn hóa Việt nhìn từ tín ngưỡng thờ Mẫu trong Mẫu Thượng Ngàn. | GIẢI MÃ CỘI NGUỒN BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT QUA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH NGUYỄN VĂN HÙNG* “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ” 1. Nguyên lí Mẹ và tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt* Tín ngưỡng thờ Mẫu là hình thức tín ngưỡng dân gian khá tiêu biểu, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, một hiện tượng văn hóa tín ngưỡng tâm linh độc đáo trong hệ thống tín ngưỡng dân gian đa thần của người Việt. Việc tôn thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần với những thuộc tính thiêng liêng như sinh sôi, bảo trợ, sáng tạo là một hiện tượng có từ lâu đời và khá phổ biến, tạo nên “nguyên lý Mẹ ăn sâu trong tâm trí và biểu hiện thành các chuẩn mực ứng xử” trong văn hóa Việt1. Trong công trình Các nữ thần Việt Nam, hai tác giả Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc đã thống kê và giới thiệu sơ lược về huyền thoại và thần tích của hơn 75 nữ thần với 75 truyện kể về nữ thần2. Gần đây, trong công trình Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam, các tác giả đã sưu tầm và thống kê được 116 truyện kể về Nữ thần và Thánh Mẫu, với số lượng được ghi trong thần tích là 362 Nữ thần3. Người xưa cũng đã từng tập hợp các vị Tiên có nguồn gốc thuần Việt, trong tổng số 27 vị thì đã có 14 vị là Tiên nữ. Trên cơ sở tập sách Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam của Viện Hán Nôm, GS. Ngô Đức Thịnh, một trong những nhà nghiên cứu có uy tín về Đạo Mẫu, đã thống kê và kết luận trong 1000 di tích văn hóa đã có tới 250 di tích thờ cúng * Đại học Phú Xuân, Huế. các vị thần hay danh nhân là Nữ4. Tâm thức người Việt từ bao đời nay, người mẹ có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng: “Con dại cái mang”, “Cha sinh không tày mẹ dưỡng”, “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường”, “Phúc đức tại Mẫu” trong cuộc sống, tất cả những gì là quan trọng nhất, quyết định nhất đều liên quan đến "Mẹ": Sông Cả, đũa cái, con dao, đường cái quan Điều đó đã phần nào cho thấy lòng kính ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc dành cho người Mẹ. Người Việt thờ Mẫu trước hết là thờ người mang nặng đẻ đau, ôm ấp chăm bẵm và .