Bài viết" Đổi mới tổ chức quản trị trong các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam" là đổi mới tư duy lãnh đạo quản trị và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu pháttriển nhanh chóng của TMĐT và nền kinh tế tri thức. | ĐỔI MỚI TỔ CHỨC QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM VŨ THỊ MINH HIỀN * 1. Đổi mới tư duy lãnh đạo quản trị Theo P. Drucker – nhà quản lý kinh tế nổi tiếng của Mỹ, cuộc cách mạng thông tin đang trên đường tiến tới. Đó không chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ, về máy móc, về kỹ thuật, về phần mềm, hay về tốc độ. Trước hết là cuộc cách mạng về các quan niệm. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là người đứng đầu phải nhận thức đúng đắn về cuộc cách mạng thông tin và kinh tế tri thức, xem đây là cơ hội to lớn để phát triển doanh nghiệp, rút ngắn khoảng cách và nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn. Đổi mới tư duy quản trị lãnh đạo ở các doanh nghiệp có ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam thể hiện một cách toàn diện từ bản thân người lãnh đạo doanh nghiệp đến toàn bộ hệ thống quản trị. Vấn đề quan trọng nhất là sự đổi mới tư duy quản trị của người lãnh đạo, trên cơ sở đó hình thành tư duy lãnh đạo mới, phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Thực chất đổi mới tư duy quản trị lãnh đạo được coi là “Tái cấu trúc” vô hình của doanh nghiệp. Đổi mới tư duy quản trị lãnh đạo là việc chuyển đổi từ tư duy quản trị lãnh đạo cũ sang tư duy lãnh đạo mới, gồm: . Tư duy hệ thống, chiến lược và toàn diện Tiến bộ về CNTT đưa máy móc làm việc vào các tổ chức và cũng thiết lập ra mối quan hệ làm việc mới, việc trao đổi thông tin của tổ chức qua máy móc, mọi hoạt động của tổ chức cũng như thông tin về môi trường đều được lưu trữ qua máy tính. Điều này đưa tới việc người lãnh đạo bây giờ cần phải xem xét toàn diện tổ chức của mình trong mối quan hệ công việc - con người - công nghệ thông tin(CNTT). Yếu tố CNTT trở thành một yếu tố chiến lược phải được tính tới thường xuyên trong toàn bộ hệ thống, xem như một nền tảng để mọi hoạt động của tổ chức được diễn ra và được quản trị. * NCS. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 24 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 1/2011 Đối với nhà .