Bài viết "Di dân tái định cư đối với cộng đồng người Đan Lai ở vườn quốc gia Pù Mát tỉnh Nghệ An" là nói về sự cần thiết phải tái định cư và quá trình thực hiện Dự án tái định cư. | DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ĐAN LAI Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT TỈNH NGHỆ AN * BÙI MINH THUẬN Phương án di dân tái định cư cho đồng bào Đan Lai ở vùng thượng nguồn khe Khặng đã được nhiều ngành, nhiều cấp và Dự án SFNC (Lâm nghiệp xã hội & Bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An) đồng tình ủng hộ. Phương án này được thực hiện sẽ cải thiện đời sống cho 169 hộ đồng bào Đan Lai thoát khỏi cảnh đói nghèo, đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào được nâng lên, ổn định lâu dài và phát triển bền vững; đồng thời làm giảm thiểu sự tàn phá tài nguyên thiên nhiên trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát. 1. Sự cần thiết phải tái định cư Cộng đồng người Đan Lai thuộc 3 bản vùng thượng nguồn khe Khặng, cách trung tâm xã Môn Sơn 30 - 40km, giao thông cách trở, đi lại khó khăn. Đây là địa bàn thuộc vùng sâu, xa nhất của huyện Con Cuông. Đời sống kinh tế - xã hội còn quá nghèo nàn lạc hậu, mặt bằng dân trí còn quá thấp, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, tỷ lệ đói nghèo còn cao, tốc độ phát triển dân số nhanh, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống còn thấp kém. Để nâng cao đời sống dân sinh giúp người dân được hưởng thụ mọi điều kiện phát triển chung của xã hội, thì vấn đề tái định cư cho cộng đồng này là hết sức cần thiết. Về mặt nhân văn, đây là một cộng đồng thiểu số có nhiều hạn chế trong quá trình hội nhập và phát triển, đang cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trên cơ sở tôn trọng bản sắc văn hoá cộng đồng. Về phương diện bảo tồn thiên nhiên, cộng đồng Đan Lai hiện đang ở trong nội vi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát. Với tập tục canh tác và kiếm sống lạc hậu, đang tạo nên những áp lực trực tiếp, đe doạ tính đa dạng sinh học của Khu bảo tồn. Mặt khác, sự tồn tại của các nhóm dân cư trong Khu bảo tồn là “cơ hội hợp pháp” cho số lao động từ bên ngoài vào với các hình thức thăm người thân, thăm thôn bản, nhưng thực chất là nhằm mục đích khai thác lâm sản và săn bắn động vật quý hiếm, mà lực lượng kiểm soát Khu bảo tồn không ngăn chặn được. * Trường Đại học Vinh. 58 Tạp chí .