Mấy vấn đề lãnh đạo và quản lý văn học nghệ thuật trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay

Văn học nghệ thuật dưới sự lãnh đạo và quản lý của Đảng ở nước ta kể từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay đã trải qua 3 thời kỳ phát triển khác nhau. Thời kỳ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng lãnh đạo và quản lý một nền văn học nghệ thuật theo mô thức phát triển: dân tộc - khoa học - đại chúng. | MẤY VẤN ĐỀ LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ĐỖ HUY * Văn học nghệ thuật dưới sự lãnh đạo và quản lý của Đảng ở nước ta kể từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay đã trải qua 3 thời kỳ phát triển khác nhau. Thời kỳ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng lãnh đạo và quản lý một nền văn học nghệ thuật theo mô thức phát triển: dân tộc - khoa học - đại chúng. Đến thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, Đảng lãnh đạo và quản lý nền văn học nghệ thuật theo mô thức phát triển: nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Từ năm 1986, trong thời kỳ đổi mới, Đảng lãnh đạo và quản lý nền văn học nghệ thuật phát triển theo mô thức tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thực chất, đó là một nền văn học nghệ thuật phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để lãnh đạo và quản lý nền văn học nghệ thuật này, trước hết, từ cơ chế quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng đã đổi mới rất nhiều cơ chế, chính sách đường lối phát triển văn học nghệ thuật. Nhận thức rằng, văn học nghệ thuật là một hình thái của ý thức xã hội, gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội và sự vận động toàn diện của phương thức sản xuất; khi cơ chế thị trường xuất hiện và vận động, Đảng đã liên tục định hướng sự phát triển văn học nghệ thuật để cho nó phát huy mạnh mẽ các chức năng phản ánh, hoán cải và điều chỉnh đối với đời sống xã hội. Từ năm Bính Dần (1986) đến năm Canh Dần (2010), gần một phần tư thế kỷ ấy, Đảng đã trải qua 5 kỳ Đại hội. Qua mỗt kỳ Đại hội, văn học nghệ thuật lại được định hướng mạnh hơn, sâu hơn cho sát hơn với sự phát triển của cơ chế thị trường ở nước ta. Năm Mậu Dần (1998), Đảng đã ra một Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển toàn diện nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 khóa VIII. Nghị quyết này nêu lên 5 quan điểm chỉ đạo .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.