Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút FDI: Kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam

Công nghiệp phụ trợ với tư cách là một bộ phận cấu thành của nền sản xuất xã hội, là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, là toàn bộ các cơ sở sản xuất ra các sản phẩm giữ vai trò tạo lập các tiền đề vật chất, kỹ thuật cần thiết phụ trợ cho các ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. | PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NHẰM THU HÚT FDI: KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM HÀ THỊ HƯƠNG LAN * Công nghiệp phụ trợ với tư cách là một bộ phận cấu thành của nền sản xuất xã hội, là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, là toàn bộ các cơ sở sản xuất ra các sản phẩm giữ vai trò tạo lập các tiền đề vật chất, kỹ thuật cần thiết phụ trợ cho các ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Xét về vai trò đối với sự phát triển của nền kinh tế, công nghiệp phụ trợ là chất xúc tác để thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội mở rộng nhanh chóng, đồng thời nó là bộ phận quan trọng cấu thành môi trường đầu tư để thu hút kích thích các nguồn vốn, công nghệ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Công nghiệp phụ trợ phát triển mới thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhất là FDI trong các ngành sản xuất các loại máy móc, là những ngành đang phát triển mạnh tại Đông Á và là những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế so sánh. Tỷ lệ của chí phí về công nghiệp phụ trợ cao hơn nhiều so với chi phí lao động, nên một nước dù có ưu thế về lao động, nhưng công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Công nghiệp phụ trợ hiện nay đang phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Á như một trong những hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp đặc thù trong bối cảnh hội nhập rộng rãi. Các quốc gia công nghiệp trẻ đang chuyển dịch mạnh mẽ các cơ sở sản xuất của mình đến gần thị trường tiêu thụ. Trung Quốc được biết đến với vai trò là một thị trường lớn và là một đầu tàu kinh tế của khu vực. Từ khi thực hiện cải cách kinh tế năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã nhanh chóng trỗi dậy thành một cường quốc kinh tế. Từ cuối thập niên 1990, dư luận quốc tế đã nói đến Trung Quốc như là một “công xưởng thế giới”. * Ths. Trường Chính trị tỉnh Hà Giang. 20 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 2/2011 Hiện nay, Trung Quốc đã là nhà xuất khẩu lớn nhất, nhà mua ô tô lớn nhất và nhà sản xuất thép lớn nhất. Ảnh hưởng của nước này trên toàn cầu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.