Rabindranath Tagore – kịch tác gia xuất sắc của văn học Ấn Độ phục hưng

R. Tagore được biết đến lần đầu tiên vào năm 1924, qua hai bài viết trên báo Nam Phong. Kể từ đó, nhiều tác phẩm của ông đã được dịch, giới thiệu, chủ yếu là thơ, truyện ngắn, và 3 tiểu thuyết. Cho tới nay có 8 trong số 42 vở kịch của R. Tagore được dịch và giới thiệu. | RABINDRANATH TAGORE – KỊCH TÁC GIA XUẤT SẮC CỦA VĂN HỌC ẤN ĐỘ PHỤC HƯNG NGUYỄN VĂN HẠNH* Giải thưởng Nobel văn học trao cho tập Thơ Dâng (Gitanjali) của R. Tagore (1913) là sự thừa nhận mang tính toàn cầu về một tài năng thơ ca trác việt. Cả phương Đông và phương Tây, vì vậy biết đến R. Tagore nhiều nhất trong tư cách một nhà thơ. Điều này vô hình trung đã làm nhoè mờ những lĩnh vực sáng tạo khác không kém phần đặc sắc của ông, trong đó có thể loại kịch. Ở Việt Nam, R. Tagore được biết đến lần đầu tiên vào năm 1924, qua hai bài viết trên báo Nam Phong1. Kể từ đó, nhiều tác phẩm của ông đã được dịch, giới thiệu, chủ yếu là thơ, truyện ngắn, và 3 tiểu thuyết. Cho tới nay có 8 trong số 42 vở kịch của R. Tagore được dịch và giới thiệu2. Thực tế này cho thấy, một sự hiểu biết còn hết sức khiêm tốn của chúng ta về kịch R. Tagore - lĩnh vực mà ông đã để lại dấu ấn tài năng sâu đậm, góp phần tạo ra diện mạo mới cho kịch Ấn Độ nửa đầu thế kỷ XX. R. Tagore (1861 - 1941) bắt đầu con đường sáng tạo của một nhà viết kịch từ năm 18 tuổi, sau khi từ nước Anh trở về. Trong đó đáng chú ý là vở nhạc kịch Thiên tài Valmiki. Tuy nhiên, niềm đam mê và thiên hướng tài năng kịch của R. Tagore đã được phát lộ khi ông còn rất nhỏ. Từ năm 11 tuổi, đã tìm đọc và dịch kịch Macbeth của W. Shakespeare từ nguyên tác tiếng Anh ra tiếng Bengali. Vài năm sau đó, ông tham gia trình diễn vở kịch Trưởng giả học làm sang của Moliere do Juyotirindranath, anh trai của ông, dàn dựng. Vở kịch đầu tiên của R. Tagore gây sự chú ý đặc biệt của công chúng Bengal bấy giờ * . Trường Đại học Vinh - Nghệ An. Tháng 6/1924 báo Nam Phong số 89 đăng bài diễn thuyết của R. Tagore ở Paris (1921) với tựa đề Lời tuyên cáo của Đông phương (Le Message de l’Orient) qua bản dịch của Hoa Đường và bài Bàn phiếm về văn hoá Đông – Tây của Thượng Chi. Đây là lần đầu tiên, R. Tagore được giới thiệu ở Việt Nam. Năm 1929 trên đường từ Nhật Bản trở về Ấn Độ, R. Tagore đã ghé thăm Sài Gòn trên con tàu Angers. 2 Đó là .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.