Nghiên cứu chế tạo vật liệu trao đổi Anion từ Polystiren phế thải ứng dụng để xử lý chất PO4 3- trong môi trường nước

Bài viết này trình bày một số kết quả nghiên cứu chế tạo vật liệu trao đổi anion từ polystiren phế thải và thử nghiệm khả năng xử lý PO4 3- của vật liệu trong nước với mục đích nghiên cứu vật liệu xử lý nước có chi phí thấp, thân thiện với môi trường và tái sử dụng chất thải rắn. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 1 (2017) 36-42 Nghiên cứu chế tạo vật liệu trao đổi Anion từ Polystiren phế thải ứng dụng để xử lý PO43- trong môi trường nước Hoàng Anh Huy*, Mai Văn Tiến Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Số 41A Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 12 tháng 12 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 02 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 03 năm 2017 Tóm tắt: Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu chế tạo vật liệu trao đổi anion từ polystiren phế thải và thử nghiệm khả năng xử lý PO43- của vật liệu trong nước vởi mục đích nghiên cứu vật liệu xử lý nước có chi phí thấp, thân thiện với môi trường và tái sử dụng chất thải rắn. Quá trình tổng hợp nhựa trao đổi anion từ polystiren phế thải trải qua ba giai đoạn bao gồm phân loại và làm sạch, phản ứng clometyl hóa vòng thơm và phản ứng amin hóa để tạo nhựa trao đổi anion. Ảnh hưởng của các tác nhân phản ứng clometyl hóa, nhiệt độ, thời gian và hàm lượng etylen điamin tới hiệu suất phản ứng, khả năng trao đổi của nhựa đã được nghiên cứu đánh giá khảo sát. Độ bền kéo, độ bền nén của nhựa được xác định bằng các phương pháp tiêu chuẩn. Độ bền kéo của nhựa đạt 28,90 (N/mm2), độ bền nén 54,40 (N/mm2), dung lượng trao đổi cực đại đối với ion PO43- của nhựa đạt 10,50 mgPO43-/g. Từ khóa: Trao đổi anion, polystiren, clometyl hóa, amination. 1. Đặt vấn đề tốn diện tích đất, đồng thời còn gây ô nhiễm cho các thành phần môi trường đất và nước. Nếu dùng phương pháp đốt chi phí sẽ cao và gây ô nhiễm môi trường do sinh ra khói bụi, các khí độc trong đó có thể có dioxin, gây hại cho sức khỏe con người, môi trường và tiềm ẩn nguy cơ làm suy giảm tầng ozon. Dùng phương pháp tái sinh nhựa phế liệu thường không thu được sản phẩm chất lượng cao do PS dễ phân hủy nhiệt và giá thành sản phẩm tạo ra lại cao hơn nhựa “nguyên sinh” nếu xét về góc độ năng lượng [1]. Hiện nay, ở nước ta nhu cầu về sử dụng nhựa trao đổi ion ứng dụng trong xử lý ô nhiễm nước thải

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
160    318    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.