Bài viết phân tích đặc điểm và sự phân hóa điều kiện địa chất, địa hình, địa mạo và địa động lực, thảm thực vật, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình, tiến hành xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỷ lệ 1: làm cơ sở phân vùng chức năng sinh thái cho tỉnh Thái Bình. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 2 (2017) 1-11 Tiếp cận phân vùng chức năng sinh thái trong định hướng tổ chức lãnh thổ tỉnh Thái Bình Lưu Thế Anh*, Hoàng Lưu Thu Thủy, Tống Phúc Tuấn Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 22 tháng 5 năm 2017 Chỉnh s a ngày 06 tháng 6 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 6 năm 2017 Tóm tắt: Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có nguy cơ chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tuy nhiên, mức độ tác động có sự phân hóa về loại hình và cường độ theo các đặc trưng của cảnh quan sinh thái. Trên cơ sở phân tích đặc điểm và sự phân hóa điều kiện địa chất, địa hình, địa mạo và địa động lực, thảm thực vật, thổ nhưỡng, hiện trạng s dụng đất, khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình, tiến hành xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỷ lệ 1: làm cơ sở phân vùng chức năng sinh thái cho tỉnh Thái Bình. Kết quả đã phân chia lãnh thổ Thái Bình thành 3 vùng, 7 tiểu vùng và 6 khu chức năng sinh thái. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho đề xuất định hướng s dụng hợp lý lãnh thổ tỉnh Thái Bình trên quan điểm phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Từ khóa: Chức năng sinh thái, phân vùng chức năng sinh thái, Thái Bình. 1. Mở đầu nước dâng 30 cm thì khoảng 1/3 diện tích đất nông nghiệp của tỉnh có nguy cơ bị ngập; mực nước dâng 60 - 100 cm thì hầu hết diện tích đất trồng trọt của tỉnh bị ngập. Theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016, nước biển dâng trung bình ở Thái Bình vào năm 2050 và 2100 tương ứng là 21 cm và 54 cm (Phương án RCP ) và 25 cm và 72 cm (Phương án RCP ) [1]. Đây được đánh giá là động lực lớn gây biến đổi lãnh thổ của tỉnh, nhất là khu vực ven biển của huyện Tiền Hải và Thái Thụy. Những năm gần đây, có sự gia tăng mức độ tác động và gây thiệt hại của các hiện tượng