Bài viết này nhằm tính toán lượng phát thải các khí gây mùi chính từ các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt, phục vụ công tác quản lý bãi chôn lấp. Phương pháp nghiên cứu là dựa theo mô hình tính phát thải khí methane của IPCC (Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu). Nghiên cứu này đã xác định được các hệ số về tốc độ phân hủy và phần N, S tham gia trong quá trình tạo thành NH3, H2S và CH3SH. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sai lệch nhiều giữa kết quả diễn toán các khí gây mùi và số liệu thực đo, với hệ số Nash-Sutcliffe nằm trong khoảng từ 0,642 đến 0,887. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 2 (2017) 108-117 Xác định tải lượng phát thải các khí gây mùi từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt của thành phố Hồ Chí Minh Lương Văn Việt* Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghiệp , 12 Nguyễn Văn Bảo, Gò Vấp, Hồ Chí Minh Nhận ngày 15 tháng 4 năm 2017 Ch nh s a ngày 20 tháng 5 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 6 năm 2017 Tóm tắt: Bài báo này nhằm tính toán lượng phát thải các khí gây mùi chính từ các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt, phục vụ công tác quản lý bãi chôn lấp. Phương pháp nghiên cứu là dựa theo mô hình tính phát thải khí methane của IPCC (Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu). Nghiên cứu này đã xác định được các hệ số về tốc độ phân hủy và phần N, S tham gia trong quá trình tạo thành NH3, H2S và CH3SH. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sai lệch nhiều giữa kết quả diễn toán các khí gây mùi và số liệu thực đo, với hệ số Nash-Sutcliffe nằm trong khoảng từ 0,642 đến 0,887. Từ khóa: Bãi chôn lấp, phát thải khí gây mùi, Tp. Hồ Chí Minh. 1. Đặt vấn đề bãi Đa Phước và Phước Hiệp đang bị ô nhiễm mùi nặng nề, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân xung quanh. Để mô phỏng lan truyền mùi phục vụ công tác quy hoạch và đánh giá tác động môi trường, cần xác định tải lượng phát thải các khí gây mùi từ các BCL rác. Hiện tại, chưa có phương pháp cụ thể trong diễn toán tải lượng các khí gây mùi cho các BCL từ khối lượng và thành phần rác, vì vậy việc xây dựng các công thức nhằm xác định tải lượng các khí gây mùi là cần thiết. Hiện nay, với hơn 9 triệu dân, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh () được ước tính khoảng - tấn/ngày [1]. Trong đó, khối lượng thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp (BCL) khoảng - tấn/ngày, phần còn lại là phế liệu được mua bán để tái chế và phần chưa được thu gom. Do có tốc độ phát triển kinh tế và mức tăng dân số nhanh, lượng rác thải sinh hoạt của