Đánh giá biến động độ che phủ thực vật tại một số khu vực đô thị và ven đô Hà Nội từ tư liệu ảnh vệ tinh LANDSAT đa phổ và đa thời gian

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá biến động độ che phủ thực vật (FVC) khu vực đô thị và ven đô Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015 dựa trên mô hình phân tích lẫn phổ tuyến tính hai đối tượng thuần (SMA) từ tư liệu ảnh vệ tinh đa phổ, đa thời gian LANDSAT TM và OLI. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 2 (2017) 40-47 Đánh giá biến động độ che phủ thực vật tại một số khu vực đô thị và ven đô Hà Nội từ tư liệu ảnh vệ tinh LANDSAT đa phổ và đa thời gian Hoàng Anh Huy* Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 41A Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 13 tháng 02 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 21 tháng 3 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 6 năm 2017 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá biến động độ che phủ thực vật (FVC) khu vực đô thị và ven đô Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015 dựa trên mô hình phân tích lẫn phổ tuyến tính hai đối tượng thuần (SMA) từ tư liệu ảnh vệ tinh đa phổ, đa thời gian LANDSAT TM và OLI. Trên cơ sở chỉ số NDVI, ứng dụng mô hình SMA hai đối tượng thuần xác định FVC, sau đó tiến hành đánh giá biến động độ che phủ thực vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy: diện tích FVC giảm 699,8 km2 (chiếm 75,5%), trung bình FVC giảm 87,5 km2 mỗi năm tại phía Nam huyện Sóc Sơn, phía Đông huyện Đông Anh và quận Gia Lâm, phía Tây huyện Thanh Trì; FVC giảm ở mức trung bình và nhẹ tại quận Cầu Giấy, Bắc, Nam –Từ Liêm và Tây Sóc Sơn; FVC không thay đổi là 184,5 km2 (chiếm 19,9%) tại các quận Ba Đình, Đống Đa và Hoàn Kiếm; chỉ 44,9 km2 có FVC tăng (chiếm 4,9%), FVC tăng 5,6 km2 mỗi năm, xuất hiện tại quận Hoàng Mai, Đông - Bắc Sóc Sơn, Nam huyện Đông Anh. Từ khóa: Ảnh vệ tinh LANDSAT, biến động độ che phủ thực vật, thành phố Hà Nội. 1. Đặt vấn đề Prediction), mô hình hóa khí hậu toàn cầu và khu vực, và quan trắc sự thay đổi toàn cầu [5, 6]. Độ che phủ thực vật cũng là một thông số quan trọng trong viễn thám nhiệt, vì nó là một thông số cơ bản cho phép xác định độ phát xạ bề mặt [7]. Hiện nay, hai phương pháp chủ yếu để xác định độ che phủ thực vật là đo đạc ngoài thực địa và phương pháp viễn thám [8]. Đo đạc ngoài thực địa là phương pháp truyền thống bao gồm phương pháp ước lượng bằng mắt, phương pháp lấy mẫu và phương pháp sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng với các chế độ đo

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.