Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu hiện trạng và biến động dinh dưỡng đa lượng trong tầng đất canh tác (0 - 20 cm) của các nhóm đất trồng lúa hai vụ ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2015 thông qua 70 mẫu đất tầng mặt đại diện cho các nhóm đất mặn, đất phèn và đất phù sa. Hàm lượng N, P2O5, K2O tổng số và P2O5, K2O dễ tiêu của tầng đất canh tác trong giai đoạn 2005 - 2015 có sự thay đổi rõ rệt. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 3 (2017) 1-10 Hiện trạng và biến động các chất dinh dưỡng đa lượng đạm, lân và kali trong đất trồng lúa tỉnh Thái Bình Lưu Thế Anh* Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nhận ngày 3 tháng 5 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 24 tháng 7 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 9 năm 2017 Tóm tắt: Dinh dưỡng đa lượng (N, P 2O5, K2O) rất cần thiết trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Hàm lượng các chất dinh dưỡng này trong đất có sự biến động lớn và phụ thuộc nhiều vào hệ thống canh tác, chế độ bón phân. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu hiện trạng và biến động dinh dưỡng đa lượng trong tầng đất canh tác (0 - 20 cm) của các nhóm đất trồng lúa hai vụ ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2015 thông qua 70 mẫu đất tầng mặt đại diện cho các nhóm đất mặn, đất phèn và đất phù sa. Hàm lượng N, P 2O5, K2O tổng số và P2O5, K2O dễ tiêu của tầng đất canh tác trong giai đoạn 2005 - 2015 có sự thay đổi rõ rệt. Trong tầng đất canh tác đã xuất hiện yếu tố hạn chế như thiếu lân dễ tiêu ở nhóm đất phù sa và kali dễ tiêu ở tất cả các nhóm đất. Hàm lượng N, P2O5, K2O tổng số ở các nhóm đất có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Hàm lượng P dễ tiêu tăng mạnh ở nhóm đất mặn (tăng 3,51 mg/100g đất) và đất phèn (tăng 5,16 mg/100g đất); giảm nhẹ ở đất phù sa (giảm 0,33 mg/100g đất). Trong khi đó, hàm lượng kali dễ tiêu giảm ở các nhóm đất; giảm rất mạnh ở nhóm đất phù sa (giảm 4,06 mg/100g đất); kali dễ tiêu của nhóm đất nhóm đất mặn và đất phèn có xu hướng giảm nhẹ lần lượt là 0,15 mg/100g đất và 1,87 mg/100g đất. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở cho chế độ bón phân hợp lý và cân đối trong canh tác lúa ở tỉnh Thái Bình. Từ khóa: Dinh dưỡng đa lượng, kali dễ tiêu, lân dễ tiêu, Thái Bình. 1. Mở đầu đã khẳng định, để tạo ra 1 tấn thóc, cây lúa hút lượng đạm, lân và kali trung bình từ đất tương ứng là 22,2 kg N; 7,1 kg P2O5 và 31,6 K2O [2]. Như vậy, sau mỗi vụ canh tác, cây lúa