Nghiên cứu thành lập bản đồ độ sâu đáy biển vùng nước nông khu vực Trường Sa Lớn bằng kỹ thuật đo sâu viễn thám

Bài viết thử nghiệm thuật toán Stumpf và cộng sự để ước tính độ sâu khu vực nước nông ven đảo Trường Sa Lớn bằng tư liệu ảnh Landsat 8. Kết quả cho thấy rằng: độ sâu tối đa đạt được là 12m nước; hệ số tương quan của mô hình R2 là 0,924; RMSE là . Ngoài ra kết quả được so sánh với dữ liệu bản đồ C-map và sử dụng 12 điểm kiểm tra thực tế để đánh giá độ chính xác của mô hình. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 4 (2017) 63-73 Nghiên cứu thành lập bản đồ độ sâu đáy biển vùng nước nông khu vực Trường Sa Lớn bằng kỹ thuật đo sâu viễn thám Phan Quốc Yên1,2,*, Đào Khánh Hoài1, Đinh Thị Bảo Hoa2 1 Viện Kỹ thuật Công trình Đặc biệt, Học viện Kỹ thuật Quân sự Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2 Nhận ngày 10 tháng 10 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 06 tháng 12 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 12 năm 2017 Tóm tắt: Dữ liệu ảnh vệ tinh đang được nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả trong việc khảo sát và thành lập bản đồ độ sâu địa hình đáy biển vùng nước nông đáp ứng cả về phương diện thời gian và nhân lực. Kỹ thuật đo sâu viễn thám góp phần cập nhật nhanh sự thay đổi địa hình, đảm bảo kịp thời cho các hoạt động dân sự và quân sự như hỗ trợ công tác an toàn hàng hải, an ninh môi trường và cứu hộ cứu nạn, tác chiến trong quân sự, đặc biệt khả năng giám sát từ xa đối với các khu vực tranh chấp. Bài báo thử nghiệm thuật toán Stumpf và cộng sự để ước tính độ sâu khu vực nước nông ven đảo Trường Sa Lớn bằng tư liệu ảnh Landsat 8. Kết quả cho thấy rằng: độ sâu tối đa đạt được là 12m nước; hệ số tương quan của mô hình R2 là 0,924; RMSE là . Ngoài ra kết quả được so sánh với dữ liệu bản đồ C-map và sử dụng 12 điểm kiểm tra thực tế để đánh giá độ chính xác của mô hình. Từ khóa: Đo sâu đáy biển, địa hình, viễn thám, Landsat 8, Quần đảo Trường Sa. 1. Đặt vấn đề Công tác khảo sát địa hình đáy biển phát triển từ rất sớm và gần đây có cuộc cách mạng về kỹ thuật do đột phá về công nghệ. Theo truyền thống, chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp đo đạc trực tiếp sử dụng máy đo sâu hồi âm có khả năng tạo ra các điểm đo hoặc các trắc diện theo lát cắt có độ chính xác cao. Tuy nhiên, phương pháp này thường tốn kém, chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu trên biển và cần phải tiếp xúc trực tiếp với các khu vực cần khảo sát, độ phân giải thời gian và không gian thấp [2]. Đối với các khu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.