Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái, mối quan hệ kiến trúc - cấu tạo và thành phần hóa học của ilmenit và magnetit trong plagiolherzolit và melanogabbro olivin ở phân khối bắc khối Suối Củn. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 4 (2017) 135-148 Đặc điểm kiến trúc - cấu tạo và thành phần của ilmenit và magnetit trong lherzolit và gabbroit khối Suối Củn: dấu hiệu về điều kiện hình thành thể xâm nhập Trần Trọng Hòa1,*, Svetliskaya , Izokh , Nevolko , Trần Tuấn Anh1, Shelepaev , Ngô Thị Phượng1, Phạm Thị Dung1, Phạm Ngọc Cẩn1, Vũ Hoàng Ly1,3 1 Viện Địa chất, Viện HLKHCN Việt Nam, 84 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 2 Viện Địa chất - Khoáng vật học VS Sobolev, Phân viện Siberi, Viện HLKH Nga, Đại lộ Kopchug 3, Novosibirsk 630090, Nga 3 Đại học tổng hợp Quốc gia Novosibirsk, Pirogova 2, Novosibirsk 630090, Nga Nhận ngày 16 tháng 8 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 12 năm 2017 Tóm tắt: Các đặc điểm hình thái cấu trúc tinh thể, mối tương quan về kiến trúc - cấu tạo và thành phần hóa học của ilmenit và magnetit trong đá siêu mafic chứa đựng nhiều thông tin có giá trị cho việc luận giải nguồn magma, quá trình hình thành và tiến hóa magma trong lò trung gian. Tổ hợp cộng sinh khoáng vật quặng trong plagiolherzolit và melanogabroit khối Suối Củn bao gồm: sulfit và các khoáng vật oxyt chủ yếu là chromspinel, ilmenit và magnetit. Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu chi tiết về (i) đặc điểm hình thái, (ii) mối quan hệ kiến trúc - cấu tạo và (iii) thành phần hóa học của ilmenit và magnetit trong plagiolherzolit và melanogabbro olivin ở phân khối bắc khối Suối Củn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: a/ có thể xác lập được bốn biến loại kiến trúc của ilmenit thuộc về hai kiểu thành phần: ilmenit giàu Mg được hình thành ở giai đoạn sớm trong buồng trung gian và ilmenit giàu Mn hình thành ở giai đoạn cuối trong buồng kết tinh; b/ dung thể ban đầu của khối Suối Củn liên quan nguồn gốc với magma từ thạch quyển manti kiểu á lục địa; c/ đa số magnetit trong lherzolit và melanogabroit có nguồn gốc thứ sinh liên quan tới serpentin hóa và quá trình biến cải tổ hợp sulfit magma