Bài viết này trình bày một số vấn đề liên quan đến triết học pháp luật trong mối tương quan với lý luận chung về pháp luật, điểm qua một số trường phái cơ bản cũng như xu hướng phát triển hiện nay của triết học pháp luật tại một số quốc gia trên thế giới. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 3 (2015) 60-69 Bàn về triết học pháp luật trong mối tương quan với lý luận chung về pháp luật Nguyễn Văn Quân* Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 24 tháng 6 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 7 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 8 năm 2015 Tóm tắt: Triết học pháp luật là chủ đề từ lâu được quan tâm nghiên cứu và giảng dạy tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây là lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới mẻ, chưa có được sự quan tâm thích đáng từ giới nghiên cứu, giảng dạy. Bài viết này trình bày một số vấn đề liên quan đến triết học pháp luật trong mối tương quan với lý luận chung về pháp luật, điểm qua một số trường phái cơ bản cũng như xu hướng phát triển hiện nay của triết học pháp luật tại một số quốc gia trên thế giới. Từ khóa: Chủ nghĩa thực chứng; luật tự nhiên; lịch sử tư tưởng; triết học pháp luật. THPL ở nước ta mới chỉ dừng lại ở mức sơ lược, không ít người vẫn nhầm lẫn THPL với lý luận chung về pháp luật (LLCVPL), môn học bắt buộc và nền tảng trong chương trình đào tạo cử nhân luật. Dẫn nhập∗ Triết học pháp luật (THPL) là chủ đề bắt đầu có được sự quan tâm nghiên cứu, bàn luận ở nước ta1. Tuy vậy, so với tầm vóc và ý nghĩa của bộ môn này cũng như sự phát triển của nó trên thế giới, việc nghiên cứu triết học pháp luật vẫn còn tương đối khiêm tốn, cả trong lý luận hàn lâm cũng trong giảng dạy. Là một lĩnh vực nghiên cứu còn rất mới mẻ, nên nhận thức về Nhìn rộng ra trên phạm vi toàn thế giới, cụ thể tại các nước Phương Tây, cội nguồn của tư tưởng triết học và pháp luật hiện đại, thuật ngữ “triết học pháp luật” cũng chỉ mới được sử dụng phổ biến vào khoảng đầu thế kỷ 19, nhất là với sự ra đời của tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền”2 của Hegel (1821). _ ∗ ĐT.: 84-942228822 Email: 1 Cho tới nay, chỉ có một số bài viết của GS. TS. Võ Khánh Vinh và GS. TS. Hoàng Thị