Xử lý nợ xấu của Ngân hàng chính sách xã hội - Thực trạng và những vấn đề đặt ra

Bài viết tập trung vào đánh giá thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) và tìm hiểu những vướng mắc đặt ra trong quá trình xử lý nợ xấu, trên cơ sở đó nêu ra các giải pháp khắc phục cần thiết để đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 1 (2016) 60-68 Xử lý nợ xấu của Ngân hàng chính sách xã hội - Thực trạng và những vấn đề đặt ra Lê Thị Thu Thủy* Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 12 tháng 11 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 2 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 3 năm 2016 Tóm tắt: Bài viết tập trung vào đánh giá thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) và tìm hiểu những vướng mắc đặt ra trong quá trình xử lý nợ xấu, trên cơ sở đó nêu ra các giải pháp khắc phục cần thiết để đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH. Bài viết đưa ra 04 giải pháp cụ thể như sau: 1. Đa dạng biện pháp xử lý nợ xấu của NHCSXH; 2. Hoàn thiện các quy định về quản lý tín dụng chính sách và bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHCSXH; 3. Phát hiện sớm nợ xấu và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp thu hồi nợ trực tiếp; 4. Giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay và tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin về các khoản nợ xấu. Từ khóa: Nợ xấu, hoạt động xử lý nợ xấu, Ngân hàng chính sách xã hội. ∗ tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, do đối tượng đặc thù trên mà NHCSXH phải đối mặt với nguy cơ về nợ xấu lớn. Tại thời điểm đầu năm 2013, theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 6% (giảm đáng kể so với mức 8 – 10% hồi tháng 10 năm 2012). Tuy nhiên, so với các năm trước đó, tốc độ nợ xấu vẫn tăng nhanh (năm 2008 tỷ lệ nợ xấu chỉ là 2,17%; năm 2009 là 2,2%; 2010 là 2,14% và 2011 là 3,3% trên tổng dư nợ) [1]. Dự kiến đến cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu sẽ chỉ còn dưới 3% [2]. Đối với NHCSXH, tại thời điểm nhận bàn giao (năm 2003), nợ quá hạn của NHCSXH lên tới 13,7%, đến năm 2013 chỉ còn 0,79% và đến cuối tháng 12/2014, nợ quá hạn chiếm 0,41% Ngân hàng Chính sách xã hội .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.