Bài viết này tập trung giải quyết một số vấn đề lý luận là cơ sở cho việc đánh giá, xem xét và hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thời hạn tố tụng hình sự. . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 1 (2016) 10-19 Một số vấn đề lý luận về thời hạn tố tụng hình sự Nguyễn Ngọc Chí* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 06 tháng 12 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 2 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 3 năm 2016 Tóm tắt: Thời hạn tố tụng hình sự (TTHS) là nội dung quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự, đồng thời là bộ phận cấu thành của thủ tục tố hình sự hiện diện trong tất cả các mô hình tố tụng trên thế giới, xuyên suốt quá trình lịch sử. Thời hạn tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất vẫn là tính hiệu quả của thực tiễn đấu tranh, xử lý tội phạm và bảo đảm quyền con người với ý nghĩa việc quy định thời hạn TTHS hợp lý, khoa học sẽ có tác động tích cực trong việc thực hiện mục đích của tố tụng tụng hình sự, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (CQTHTT), người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Bài viết này tập trung giải quyết một số vấn đề lý luận là cơ sở cho việc đánh giá, xem xét và hoàn thiện các qui định của pháp luật TTHS Việt Nam về thời hạn tố tụng hình sự. Từ khóa: Thời hạn, tố tụng hình sự. án có hiệu lực được thi hành. Quá trình này được gọi là tố tụng hình sự với cách hiểu là “toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các chủ thể khác nhằm giải quyết vụ án hình sự khách quan, toàn diện, nhanh chóng và đúng pháp luật góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và phòng chống tội phạm”[1]. Mỗi bước, cũng như toàn bộ quá trình tố tụng này cần một khoảng thời gian nhất định để các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện các biện pháp cần thiết khôi phục lại sự thật khách quan của vụ án, làm cơ sở cho việc xử lý tội phạm. Vì vậy, thời hạn tố tụng hình sự tồn tại như là một qui luật khách quan, điều kiện cần của quá trình nhận thức về các diễn biến vụ án. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định, nhận thức là một quá trình