Bảo đảm quyền tiếp cận công lý - một yêu cầu trong việc bảo đảm quyền con người của tòa án

Bảo đảm quyền tiếp cận công lý là một yêu cầu đối với Tòa án trong việc bảo đảm quyền con người. Mục đích quan trọng nhất của tố tụng tư pháp là bảo đảm cho mọi đối tượng trong xã hội có quyền tiếp cận công lý, tiếp cận Tòa án một cách không hạn chế và được xét xử công bằng, trong thời gian hợp lý. Bất bình đẳng về tiếp cận thông tin và các dịch vụ pháp lý đang là rào cản trong việc tiếp cận công lý, bảo đảm quyền của người dân trên thực tế. Việc cải cách tư pháp và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật là nhu cầu cấp thiết bảo đảm quyền con người hiện nay ở Việt Nam. | Thực trạng về các tranh chấp, khiếu kiện của người dân và việc lựa chọn các phương thức để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong cuộc sống cho thấy tình trạng tiếp cận công lý của người dân là rất thấp, đặc biệt là nhóm những người nghèo, dân trí thấp, ở khu vực xa xôi, hẻo lánh. Các tranh chấp phổ biến nhất là các tranh chấp về lao động, kinh tế, thương mại, đất đai, môi trường và các tranh chấp dân sự. Khi hỏi về cách giải quyết các tranh chấp này, một số không ít người dân trả lời rằng "không hành động" hoặc "không biết phải làm gì" khi có các tranh chấp (22% đối với tranh chấp đất đai, 37% đối với tranh chấp lao động) [3, ]. Đối với những người "hành động" khi có tranh chấp, người dân thường tìm đến các cơ quan hành chính địa phương cấp xã/phường hoặc cơ quan hành chính cấp huyện/quận, tỉnh/thành để yêu cầu giải quyết và hỗ trợ. Người dân phải tiếp cận từ 1-5 cơ quan để yêu cầu hỗ trợ và giải quyết tranh chấp, thời gian thường kéo dài hơn so với quy định của Luật khiếu nại.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    15    4    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.