Tòa án với vai trò bảo đảm quyền con người trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Bài viết trình bày về vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm quyền con người. Với chức năng thực hiện quyền tư pháp, Tòa án có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo đảm quyền con người. Tuy nhiên, tại các quốc gia khác nhau, theo các mô hình tố tụng hình sự khác nhau, vai trò bảo đảm quyền con người của tòa án cũng có thể rất khác nhau. Tại Việt Nam, quốc gia theo mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm, thiết chế Tòa án cũng mang cách tiếp cận đặc trưng của mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm đối với vấn đề quyền con người. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 1 (2018) 1-7 Tòa án với vai trò bảo đảm quyền con người trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Lê Lan Chi* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận 14 tháng 3 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 23 tháng 3 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 3 năm 2018 Tóm tắt: Với chức năng thực hiện quyền tư pháp, Tòa án có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo đảm quyền con người. Tuy nhiên, tại các quốc gia khác nhau, theo các mô hình tố tụng hình sự khác nhau, vai trò bảo đảm quyền con người của toà án cũng có thể rất khác nhau. Tại Việt Nam, quốc gia theo mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm, thiết chế Toà án cũng mang cách tiếp cận đặc trưng của mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm đối với vấn đề quyền con người. Bối cảnh pháp quyền và nhân quyền ngày càng được đề cao ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra những thách thức, những đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận về vai trò này của toà án trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Từ khóa: Toà án, xét xử, quyền con người, mô hình, tố tụng công bằng, kiểm soát tội phạm, người bị buộc tội. 1. Đặt vấn đề mỗi quốc gia chịu tác động rất lớn từ triết lý về mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa quyền lực Nhà nước và quyền tự do cá nhân, chịu tác động của các yếu tố chính trị, yếu tố lịch sử - truyền thống, yếu tố văn hóa - xã hội. Những tương đồng và khác biệt của pháp luật TTHS và thực tiễn TTHS do sự tác động của các yếu tố này được giới nghiên cứu tư pháp hình sự khái quát, phân loại trên cơ sở nhiều lý thuyết khác nhau. Một trong số đó là lý thuyết có tính phổ biến và được chấp nhận rộng rãi trên thế giới hiện nay của Herbert L. Packer1 _ Trong xu thế toàn cầu hóa, sự giao thoa giữa các hệ thống pháp luật ngày càng tăng thì những khác biệt về tố tụng hình sự (TTHS) - về quy trình giải quyết vụ án hình sự giữa các quốc gia ngày càng giảm thiểu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa sẽ định hình .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.