Tiếp cận công lý và vấn đề hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở Việt Nam

Bài viết này phân tích một số vấn đề chung về mối quan hệ giữa tiếp cận công lý và bảo hiến, từ đó đánh giá những hạn chế, khó khăn, triển vọng và đề xuất một số giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận công lý thông qua cơ chế bảo hiến ở Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 1 (2018) 1-8 Tiếp cận công lý và vấn đề hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở Việt Nam Đặng Minh Tuấn* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận 21 tháng 3 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 23 tháng 3 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 3 năm 2018 Tóm tắt: Bảo hiến là một chủ đề đã được thảo luận nhiều ở nước ta trong những năm gần đây, nhưng hầu như chưa được nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận công lý. Bài viết này phân tích một số vấn đề chung về mối quan hệ giữa tiếp cận công lý và bảo hiến, từ đó đánh giá những hạn chế, khó khăn, triển vọng và đề xuất một số giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận công lý thông qua cơ chế bảo hiến ở Việt Nam. Từ khóa: Tiếp cận công lý, bảo hiến, tài phán hiến pháp, Hiến pháp Việt Nam. 1. Tiếp cận công lý và bảo hiến luật, vai trò của các cơ quan trợ giúp, tư vấn pháp luật) [1]. Bảo hiến là một cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận công lý. Mối quan hệ này thể hiện ở khuôn khổ các quyền và nghĩa vụ hiến định, cơ chế bảo hiến và khả năng người dân trong vụ việc hiến pháp. Về khuôn khổ các quyền và nghĩa vụ Các quyền con người được quy định trong Hiến pháp là các quyền con người cơ bản nhất, cốt lõi nhất đặt nền tảng cho việc ghi nhận và bảo vệ các quyền con người cụ thể trong các đạo luật và các văn bản pháp luật khác. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, các cá nhân, công dân được hưởng các quyền cơ bản, và đồng thời Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người đó. Khi các quyền con người cơ bản bị vi phạm, Nhà nước cần có cơ chế để xem xét, xử lý các hành vi vi phạm và Tiếp cận công lý được hiểu là khả năng tìm kiếm sự đền bù/khắc phục cho những bất công hay thiệt hại cho một cá nhân hay một nhóm cá nhân, đặc biệt là cho những nhóm dễ bị tổn thương phải gánh chịu. Việc tìm kiếm sự đền bù/khắc phục được thực hiện thông qua việc tiếp cận với các thiết chế tư pháp, giám sát (công quyền) và các thiết chế xã hội (cơ chế hòa giải cộng đồng).

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.