Bài viết nghiên cứu sự thay đổi quan điểm của tác giả trong loại hình tự sự từ cách nhìn nhận của một sử gia sang góc nhìn của tác giả tiểu thuyết chương hồi về phương diện nội dung tư tưởng để đi đến việc khẳng định tiểu thuyết là loại hình nghệ thuật. Nghiên cứu cho thấy những ngã rẽ trong nội dung của tiểu thuyết chương hồi Trung đại Việt Nam cũng chính là một hình thức của quá trình vận động. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ SỰ VẬN ĐỘNG VỀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CỦA TIỂU THUYẾT CHƢƠNG HỒI TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Võ Văn Thành1 TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu sự thay đổi quan điểm của tác giả trong loại hình tự sự từ cách nhìn nhận của một sử gia sang góc nhìn của tác giả tiểu thuyết chương hồi về phương diện nội dung tư tưởng để đi đến việc khẳng định tiểu thuyết là loại hình nghệ thuật. Nghiên cứu cho thấy những ngã rẽ trong nội dung của tiểu thuyết chương hồi Trung đại Việt Nam cũng chính là một hình thức của quá trình vận động. Từ khóa: Vận động, nội dung, tiểu thuyết chương hồi, điểm nhìn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Loại hình tiểu thuyết chương hồi Trung đại Việt Nam có một quá trình hình thành và phát triển trong khoảng sáu trăm năm. Đây là một loại hình “một đi không trở lại”, chứng tỏ sự vận động của nền văn học trong bối cảnh tính nguyên hợp đang là đặc trưng cơ bản của rất nhiều thể loại văn học khác nhau. Nghiên cứu tiểu thuyết chương hồi Trung đại Việt Nam cho chúng tôi cái nhìn về quá trình vận động và sự chia tách nội dung của thể loại văn học này. Từ quan niệm ghi chép lịch sử đơn thuần của các sử gia đến sự vay mượn một loại hình có sẵn của văn học Trung Hoa để truyền tải những nội dung lịch sử dân tộc, từ chỗ chỉ có những tiểu thuyết ghi chép lịch sử đến chỗ thể loại này có thêm nhiều nội dung khác như công án, tình yêu. Bài viết này cho thấy những ngã rẽ về phương diện nội dung của tiểu thuyết chương hồi Trung đại Việt Nam cũng chính là một hình thức trong quá trình vận động của thể loại. 2. NỘI DUNG . Quan niệm về ghi chép lịch sử của các sử gia và sự khẳng định vấn đề tiểu thuyết chương hồi là một thể loại văn học . Từ quan niệm về ghi chép lịch sử của các sử gia Nhà sử học là những người nghiên cứu các sự kiện, hoạt động của con người đã diễn ra trong quá khứ, để từ đó rút ra kết luận cho từng thời kỳ hay cả quá trình lịch sử. Đối với nhà sử học, việc kể lại theo trình tự, đúng thời gian, niên đại, địa điểm, kể cả hành động, lời .