Bài viết nêu lên mức độ nhiễm các đối tượng sâu bệnh hại như bệnh phấn trắng, bệnh sương mai, lỡ cổ rễ, Sâu Đục Thân, sâu ăn lá của cả 2 giống dưa ghép trên gốc bí mật cao sản F1 và dưa ghép trên gốc bí đỏ hạt đậu F1VN179 đều giảm rõ rệt so với giống dưa KIM HT 83 không ghép trên bí đỏ. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 34. 2017 ẢNH HƢỞNG CỦA GỐC GHÉP BÍ ĐỎ ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT DƢA KIM HT 83, VỤ XUÂN 2016 TẠI THANH HÓA Trần Thị Huyền1, Tống Văn Giang2, Nguyễn Thị Hải Hà3 TÓM TẮT Thí nghiệm được bố trí sắp xếp theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) gồm 3 công thức, 4 lần nhắc lại: 1) Công thức đối chứng dưa KIM HT 83 không ghép; 2) công thức dưa KIM HT 83 ghép trên gốc bí mật cao sản F1; 3) công thức dưa KIM HT 83 ghép trên gốc bí đỏ hạt đậu F1VN179. Kết quả cho thấy khi ghép trên các gốc ghép khác nhau, các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống dưa KIM HT 83 cải thiện rõ rệt, trong đó dưa ghép trên gốc bí mật cao sản F1 thể hiện các đặc điểm sinh trưởng và năng suất tốt hơn dưa ghép trên gốc bí đỏ hạt đậu F1VN179 và công thức đối chứng, năng suất có thể tăng 16% khi dưa KIM HT 83 ghép trên gốc bí mật cao sản F1 và 4% khi dưa KIM HT 83 ghép trên gốc ghép bí đỏ hạt đậu F1VN179; Hiệu quả kinh tế tăng 26,8 % và 3,6 % so với đối chứng không ghép. Mức độ nhiễm các đối tượng sâu bệnh hại như bệnh phấn trắng, bệnh sương mai, lỡ cổ rễ, Sâu Đục Thân, sâu ăn lá của cả 2 giống dưa ghép trên gốc bí mật cao sản F1 và dưa ghép trên gốc bí đỏ hạt đậu F1VN179 đều giảm rõ rệt so với giống dưa KIM HT 83 không ghép trên bí đỏ. Từ khóa: Gốc ghép, ngọn ghép, sinh trưởng, phát triển, năng suất. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dƣa KIM HT 83 đƣợc nhập khẩu từ Trung Quốc đang đƣợc ngƣời dân đẩy mạnh trong những năm gần đây do có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc canh tác còn gặp nhiều khó khăn nhƣ bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum chƣa có biện pháp hữu hiệu nhất để phòng trừ, điều kiện thời tiết bất lợi nhƣ mƣa, bão, hạn,. đã làm giảm năng suất. Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu nhằm phòng chống sâu bệnh hại, trong đó việc sử dụng kỹ thuật ghép ngọn của giống cho năng suất cao lên gốc ghép kháng bệnh đã mang lại hiệu quả và đang đƣợc ứng dụng tại nhiều nƣớc trên thế giới [2,11,13]. Công nghệ .