Nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả của CTNR về mặt kinh tế, xã hội và môi trường; đề xuất được mô hình phục hồi rừng bền vững có trồng bổ sung cây Ba kích dưới tán rừng [5]. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 34. 2017 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CANH TÁC NƢƠNG RẪY VÀ PHỤC HỒI RỪNG SAU CANH TÁC NƢƠNG RẪY TẠI HUYỆN MƢỜNG LÁT, TỈNH THANH HÓA Lê Hồng Sinh1, Lê Xuân Trƣờng2 TÓM TẮT Canh tác nương rẫy (CTNR) truyền thống góp phần tạo công ăn việc làm cho đại đa số người dân sinh sống ở miền núi; giải quyết được cái ăn trước mắt cho họ. Tuy nhiên, CTNR cũng là nguyên nhân chính làm cho rừng ở khu vực nghiên cứu giảm sút cả về chất lượng và diện tích, đất đai bị thoái hóa, xói mòn mạnh, gây ô nhiễm môi trường [2]. Vì thế, phục hồi lại diện tích rừng đã bị mất do CTNR có ý nghĩa thực tiễn và hết sức quan trọng. Nghiên cứu tiến hành điều tra 95 ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời, mỗi ô có diện tích 1000m2 (25m x 40m) và phỏng vấn cán bộ kỹ thuật, trưởng bản và chủ nương rẫy. Nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả của CTNR về mặt kinh tế, xã hội và môi trường; đề xuất được mô hình phục hồi rừng bền vững có trồng bổ sung cây Ba kích dưới tán rừng [5]. Theo đó, sau khi trừ chi phí, vật liệu, thu nhập bình quân của mô hình trồng cây Ba kích dưới tán rừng rất cao đạt đồng/ha/năm; giá trị trung bình một ngày công lao động là đồng/công, cao gấp 6,6 lần so với công trồng lúa nương, gấp 8,4 lần so với công trồng ngô đồi và cao gấp 9,1 lần so với công trồng sắn đồi. Từ khóa: Ba kích, canh tác nương rẫy, hiệu quả, phục hồi rừng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mƣờng Lát là một huyện biên giới thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thanh Hóa với diện tích rừng phục hồi gần 6,5 nghìn ha, chiếm khoảng 7,9% diện tích rừng toàn huyện [4]. Trên 90% dân số của huyện là ngƣời dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn dẫn đến tình trạng chặt phá rừng để làm nƣơng rẫy diễn ra khá phổ biến. Trên các diện tích đất rừng bỏ hóa sau hình thức canh tác này, từng bƣớc các thảm thực vật đƣợc phục hồi. Đánh giá hiệu quả CTNR và phục hồi rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp phục hồi rừng, góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái, hạn chế xói mòn đất và sớm