Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng nhằm duy trì và phát triển hệ sinh thái ổn định, lợi dụng tối đa mọi tiềm năng của điều kiện lập địa và phát huy bền vững các chức năng có lợi của rừng về kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và tái sinh rừng còn là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm sử dụng và phát triển tài nguyên rừng bền vững. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 30. 2016 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TỔ THÀNH VÀ TÁI SINH TRẠNG THÁI RỪNG NON TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN, TỈNH THANH HÓA Bùi Thị Huyền1 TÓM TẮT Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (BTTN) có các hệ sinh thái đặc trưng của rừng nhiệt đới và là nơi chứa nhiều giá trị khoa học. Rừng trạng thái IIA và IIB tại đây có mật độ trung bình lần lượt là 577 cây/ha và 526 cây/ha. Tổ thành loài cây gỗ giao động từ 12 26 loài và có nhiều hơn 5 loài tham gia vào công thức tổ thành, chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng, chưa có giá trị về bảo tồn nhưng có giá trị về sinh thái. Phân bố số loài cây theo đường kính (NL/D1,3), phân bố số cây theo đường kính (N/), phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn) tuân theo quy luật phân bố lý thuyết được lựa chọn. Lớp cây tái sinh công thức tổ thành chưa khác nhiều so với tầng cây cao như: Phân mã ( Achiddnron balansae (Oliv.).); Ràng ràng mít (Ormosia balansae Drake); Trẩu (Vernicia montana); Bưởi bung (Acronychia pedunculata (L.)Miq.). Tuy nhiên, một số OTC đã xuất hiện một số loài cây có giá trị như Táu mật (Vatica tonkinensis ); Vàng tâm (Manglietia fordiana). Mật độ cây tái sinh trung bình cây/ha ở trạng thái IIA và cây/ha ở trạng thái IIB, số lượng cây tái sinh giảm dần theo chiều cao, gần 40% tổng số cây tái sinh ở cấp chiều cao dưới 2m. Phân bố tái sinh trên mặt đất chủ yếu là ở dạng là phân bố cụm và phân bố ngẫu nhiên. Từ khóa: Cấu trúc tổ thành, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, rừng non, tái sinh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng nhằm duy trì và phát triển hệ sinh thái ổn định, lợi dụng tối đa mọi tiềm năng của điều kiện lập địa và phát huy bền vững các chức năng có lợi của rừng về kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và tái sinh rừng còn là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm sử dụng và phát triển tài nguyên rừng bền vững. Rừng phục hồi thường có cấu trúc tổ .