Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm hạt giống ba kích (Morinda officinalis how) phục vụ phát triển

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng nhằm duy trì và phát triển hệ sinh thái ổn định, lợi dụng tối đa mọi tiềm năng của điều kiện lập địa và phát huy bền vững các chức năng có lợi của rừng về kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và tái sinh rừng còn là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm sử dụng và phát triển tài nguyên rừng bền vững. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 30. 2016 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIEO ƯƠM HẠT GIỐNG BA KÍCH (MORINDA OFFICINALIS HOW) PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN Phạm Xuân Luôn1, Lê Chí Hoàn2, Trần Trung Nghĩa3, Phạm Văn Cường4, Nhữ Mai Thuật5 TÓM TẮT Kỹ thuật gieo ươm hạt giống Ba kích thật sự ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây giống ở vườn ươm: Hạt tươi có tỷ lệ mọc mầm cao nhất (82,41%), thời gian hạt mọc mầm ngắn nhất (bắt đầu 49 ngày, kết thúc 57 ngày). Gieo hạt trên luống có tỷ lệ mọc mầm của hạt cao nhất (79,16%), thời gian mọc mầm của hạt ngắn nhất (bắt đầu 47 ngày, kết thúc 58 ngày), cây sinh trưởng, phát triển nhanh nhất khi cây 8 ­ 10 tháng tuổi ( cây cao 65,62cm, đường kính gốc 0,42cm, số lá thật 7,21 đôi). Khoảng cách gieo hạt tốt nhất: 10x5cm, khi cây 8 ­ 10 tháng tuổi năng suất cây giống cao nhất cây/ha có chiều cao cây 66,38cm, đường kính gốc 0,4cm, số lá thật 8,65 đôi. Thời vụ gieo hạt tốt nhất từ tháng 12 đến tháng 01, tỷ lệ mọc mầm của hạt cao nhất (75,16 ­ 83,47%), thời gian mọc mầm ngắn nhất (bắt đầu 48 ngày, kết thúc 70 ngày), chiều cao cây 80,23 ­ 82,3cm, có 8,67 ­ 9,5 đôi lá thật ( đạt tiêu chuẩn đánh trồng). Liều lượng bón phân NPK tổng hợp cho năng suất cây giống cao nhất ( ­ cây/ha) với tiêu chuẩn là chiều cao cây giống 67,65cm, đường kính gốc 0,4cm, số lá thật 9,25 đôi. Từ khóa: Cây Ba kích, gieo ươm hạt giống. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Ba kích tên khoa học Morinda officinalis How, họ cà phê (Rubiaceae) là cây thuốc quý, có giá trị phòng chữa bệnh và kinh tế cao. Rễ Ba kích là vị thuốc thiết yếu trong y học cổ truyền Việt Nam, có tác dụng ôn thận dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp, hạ huyết áp, tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố độc hại. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trước đây Ba kích mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc nước ta, nhưng do khai thác quá mức nên tiềm năng này đã nhanh chóng cạn kiệt. Ba kích tái sinh bằng hạt, hom thân hoặc nuôi cấy mô [2]. Về cây .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
88    69    1    24-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.