Ứng dụng công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Rô Đầu Vuông đạt năng suất cao tại trung tâm NCƯDKHCN trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa. Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Rô Đầu Vuông. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 30. 2016 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC, TỈNH THANH HÓA Trần Văn Tiến1, Nguyễn Thị Dung2 TÓM TẮT Cá Rô Đầu Vuông (Anabas sp) được nghiên cứu và nuôi thương phẩm tại Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Khoa học Công nghệ (NCƯDKHCN) trường Đại Học Hồng Đức, với hai hình thức nuôi đơn (CT1) và nuôi ghép (CT2). Cả 2 hình thức nuôi có cùng thông số kỹ thuật như sau: Môi trường nuôi đồng nhất (cùng ao), diện tích nuôi 300m2, thí nghiệm 3 lần (nhắc lại), mật độ thả với cá Rô Đầu Vuông là 25 con/m2, lượng thức ăn 1025kg/công thức nuôi, quy trình chăm sóc như nhau. Riêng CT2 ghép thêm cá Mè Trắng 1con/m2, Mè Hoa 0,05 con/ m2, Trắm Đen 0,03 con/m2. Kết quả (trung bình) đạt được như sau: Tỷ lệ sống của cá Rô Đầu Vuông đều đạt 80%, CT1 thu được 600kg với kích cỡ cá 100g/con đạt 20 tấn/ha. CT2 thu được 669,50kg đạt 25,65 tấn/ha, trong đó Rô Đầu Vuông là 618kg cỡ cá 103g/con, đạt năng suất 20,60 tấn/ha. Về hiệu quả kinh tế, CT1 chi phí đầu vào là 693,70 triệu đồng/ha, thu 900 triệu đồng/ha, lãi thuần 206,30 triệu đồng. CT2 chi phí đầu vào là 779,09 triệu đồng/ha, thu 1052,10 triệu đồng/ha, lãi thuần 273,91 triệu đồng. Như vậy hình thức nuôi ghép (CT2) cho hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi đơn (CT1) khá cao. Từ khóa: Cá Rô Đầu Vuông, nuôi đơn, nuôi ghép, Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá Rô Đầu Vuông được phát hiện ở huyện Vị Thủy, tỉnh Tiền Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long năm 2008, còn các khu vực khác trong nước và thế giới chưa bắt gặp phân bố. Hiện nay cá được nuôi nhiều nơi trên cả nước, cá có khả năng sống, sinh trưởng và phát triển trong tất cả các thủy vực nước ngọt như ao, hồ, sông suối, đồng ruộng. Cá Rô Đầu Vuông được di nhập vào Thanh Hóa năm 2011 với dự án khoa học giữa Hội làm vườn Trang trại Thanh Hóa với trường đại học Cần Thơ. Lúc đầu dự án sản xuất với quy mô nhỏ, sản lượng hạn chế. Sau 2 năm thực hiện kết quả đạt được thật bất ngờ. Cá Rô .