Nghiên cứu độc tính cấp của Florfenicol đối với một số loài sinh vật thủy sinh

Nghiên cứu này nhằm đánh giá độc tính của kháng sinh Florfenicol đối với một số loài thủy sinh vật phổ biến. Sinh vật được sử dụng để thử nghiệm là vi khuẩn phát quang Vibrio fisheri, vi tảo Chlorella vulgaris, vi giáp xác Daphnia magna. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 30. 2016 NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP CỦA FLORFENICOL ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOÀI SINH VẬT THỦY SINH Lê Huy Tuấn1, Bùi Thị Dịu2, Lê Thị Ánh Tuyết3 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá độc tính của kháng sinh Florfenicol đối với một số loài thủy sinh vật phổ biến. Sinh vật được sử dụng để thử nghiệm là vi khuẩn phát quang Vibrio fisheri, vi tảo Chlorella vulgaris, vi giáp xác Daphnia magna. Thí nghiệm theo dõi khả năng phát triển của các đối tượng sinh vật trên ở các nồng độ khác nhau của Florfenicol cho thấy: nồng độ chất thử tại đó khả năng phát quang của vi khuẩn V. fisheri giảm 50% (EC50) ở các thời điểm sau 5 phút, 15 phút, 30 phút lần lượt là 586 mg/L, 414 ng/L và 343 mg/L; nồng độ chất thử tại đó tốc độ phát triển của vi tảo Chlorella vulgaris bị ức chế 50% (EC50) sau thời gian 24h, 48h, 72h, 96h và 120h lần lượt là: 91,09 mg/L, 87,47 mg/L, 81,78 mg/L, 64,32 mg/L và 58,3 mg/L; nồng độ chất thử tại đó tỷ lệ sống của vi giáp xác Daphnia magna bị ức chế 50% (LC50) sau thời gian 24h và 48h lần lượt là: 665 mg/L và 449 mg/L. Đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá độc tính của các chất hóa học đối với thủy sinh vật có thể thấy: Florfenicol là chất kháng sinh có mức độ độc tính thấp và tương đối an toàn đối với thủy sinh vật và hệ sinh thái ao nuôi. Từ khóa: Độc tính cấp, sinh vật thủy sinh, vi khuẩn phát quang, vi giáp xác, vi tảo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, cùng với sự phát triển không ngừng về diện tích và sản lượng, nghề nuôi trồng thủy sản cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ từ vấn đề dịch bệnh. Và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Trước đây, thuốc kháng sinh Chloramphenicol được người nuôi sử dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra trên cơ thể động vật thủy sản, nhưng loại kháng sinh này gần đây đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản vì dư lượng của nó có thể gây ra hiện tượng thoái hóa tủy xương ở .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.