Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán đề cập đến việc một nhà đầu tư bắt chước hành động của những nhà đầu tư khác để ra quyết định mua bán chứng khoán. Hành vi bầy đàn là một dạng tâm lý vốn có của con người nhưng trở nên mạnh hơn khi con người phải ra quyết định trong môi trường thông tin không đầy đủ, độ tin cậy của thông tin thấp và tồn tại nhiều hạn chế trong vấn đề minh bạch thông tin. | Tài chính & Phát triển TRẦN THỊ HẢI LÝ Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán đề cập đến việc một nhà đầu tư bắt chước hành động của những nhà đầu tư khác để ra quyết định mua bán chứng khoán [1]. Hành vi bầy đàn là một dạng tâm lý vốn có của con người nhưng trở nên mạnh hơn khi con người phải ra quyết định trong môi trường thông tin không đầy đủ, độ tin cậy của thông tin thấp và tồn tại nhiều hạn chế trong vấn đề minh bạch thông tin. Một khi nhà đầu tư không tin vào chất lượng và tính minh bạch của thông tin, kết hợp với khả năng phân tích thông tin bị hạn chế thì họ thường có xu hướng bắt chước hành động của những nhà đầu tư khác trên thị trường. Hành vi bầy đàn không hợp lý trong một xu hướng thị trường nào đó kéo dài liên tục có thể làm giá chứng khoán đi quá xa giá trị cơ bản của chúng, gây nên sự bất ổn trong giá. Bài viết này sẽ sử dụng độ phân tán của tỷ suất sinh lợi để kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường VN trong thời gian qua, bài viết cũng phân tích các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi bầy đàn mạnh trên thị trường, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để hạn chế hành vi này, giúp thị trường phát triển ổn định và hiệu quả hơn. 18 Các cách tiếp cận hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán khó khăn hơn ở các thị trường đã phát triển, trong khi dữ liệu tỷ suất sinh lợi thì luôn có sẵn. Để định lượng sự hiện diện và mức độ của hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán, hiện nay trên thế giới có 2 phương pháp tiếp cận chủ yếu: Phương pháp dựa vào mẫu hình giao dịch của một nhóm các nhà đầu tư nào đó trên thị trường. Lakonishok, Shleifer và Vishny là các tác giả tiên phong sử dụng phương pháp này để nghiên cứu hành vi bầy đàn giữa các nhà quản lý quỹ trên thị trường Mỹ trong nghiên cứu của họ vào năm 1992 [2], sau đó được nhiều tác giả khác sử dụng nhưng chủ yếu trên các thị trường đã phát triển khác. Phương pháp thứ hai là tiếp cận hành vi bầy đàn một cách gián tiếp thông qua việc sử dụng độ phân tán trong tỷ suất sinh lợi .