Ước tính xác suất phá sản trong thẩm định giá trị doanh nghiệp

Bài nghiên cứu sẽ tiến hành trình bày một số phương pháp xác định xác suất phá sản đã được sử dụng trên thế giới và có thể vận dụng tại VN, đồng thời vận dụng một số phương pháp vừa trình bày để ước tính xác suất phá sản của Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (CASUMINA – Mã CSM). | Nghiên Cứu & Trao Đổi Ước tính xác suất phá sản trong thẩm định giá trị doanh nghiệp TS. HAY SINH Đại học Kinh tế T hẩm định giá trị doanh nghiệp theo cách tiếp cận DCF là ước tính giá trị doanh nghiệp bằng cách chiết khấu dòng tiền tại tỉ suất chiết khấu phù hợp. Dòng tiền và tỉ suất chiết khấu phải phản ánh xu hướng tương lai của doanh nghiệp, trong đó có tính đến xác suất phá sản. Tùy thuộc vào từng phương pháp trong cách tiếp cận dòng tiền mà xác suất phá sản sẽ được thể hiện trong tỉ suất chiết khấu (cụ thể là trong chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền – WACC) hoặc được ước tính như một tham số tài chính độc lập. Phương pháp giá trị hiện tại có điều chỉnh (APV) có cách tiếp cận mới hơn khi giá trị doanh nghiệp được xác định bằng cách cộng giá trị doanh nghiệp không đòn bẩy tài chính với hiện giá tác động biên của nợ vay, trong đó có việc ước tính độc lập xác suất phá sản công ty. Bài nghiên cứu sẽ tiến hành trình bày một số phương pháp xác định xác suất phá sản đã được sử dụng trên thế giới và có thể vận dụng tại VN, đồng thời vận dụng một số phương pháp vừa trình bày để ước tính xác suất phá sản của Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (CASUMINA – Mã CSM). Từ khóa: Xác suất phá sản, phương pháp APV, thẩm định giá trị doanh nghiệp. 1. Giới thiệu Theo Luật phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. Xác suất phá sản là khả năng doanh nghiệp bị phá sản trong tương lai và thường được thể hiện bằng con số phần trăm (%). Trong thẩm định giá trị doanh nghiệp, cách tiếp cận theo phương pháp tài sản và cách tiếp cận dòng tiền chiết khấu (DCF) là hai cách tiếp cận được thẩm định viên về giá (TĐV) quan tâm. Trong cách tiếp cận DCF, tùy thuộc vào bản chất của dòng tiền mà TĐV lựa chọn tỉ suất chiết khấu phù hợp. Nếu dòng tiền là dòng FCFF, tỉ suất chiết khấu tương ứng là WACC, nếu dòng tiền là dòng FCFE thì tỉ 52 suất chiết khấu là Ke. Do .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
110    339    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.