Kho tàng truyện thơ Thái, Việt Nam vô cùng phong phú cả về nội dung và nghệ thuật. Nhiều tác phẩm đã được dịch ra ngôn ngữ phổ thông và được giảng dạy trong nhà trường, đặc biệt thiên truyện thơ: Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu). | NGÔN NGỮ SỐ 4 2012 NÊN DỊCH THƠ THÁI NHƯ THẾ NÀO? CÀ VĂN CHUNG TRẦN VÂN HẠC Kho tàng truyện thơ Thái, Việt Nam vô cùng phong phú cả về nội dung và nghệ thuật. Nhiều tác phẩm đã được dịch ra ngôn ngữ phổ thông và được giảng dạy trong nhà trường, đặc biệt thiên truyện thơ: Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu). Với mọi thế hệ người Thái Tây Bắc, Xống chụ xon xao là một quyển sách rất quý. Theo các nhà nghiên cứu, Tiễn dặn người yêu là một kiệt tác nghệ thuật dân gian có giá trị nhân đạo sâu sắc, là một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ của các dân tộc ít người, một tác phẩm lớn trong nền văn học Việt Nam. Song mỗi dịch giả lại thể hiện với những hình thức khác nhau: thơ tự do, thơ song thất lục bát Vậy nên dịch như thế nào để đảm bảo được nội dung và nghệ thuật đặc trưng của thơ Thái? Thơ Thái bao gồm các thể loại, có thể đơn giản hoặc phức tạp, ít chữ hoặc nhiều chữ, có khi 2 - 3 chữ hoặc 7 - 8 chữ, có khi nhiều hơn nữa, có thể thống nhất về số chữ trong các dòng, nhưng cũng có thể pha trộn. Có thể nghiêm ngặt về luật thơ nhưng cũng có thể tự do phá vần, phá luật tạo nên sự uyển chuyển linh hoạt. Các thể từ 4 chữ trở xuống gồm là các bài vè, tấu, đồng dao, câu đố, ít ngâm hát được. Thể thơ chính thống có thể ngâm hát được là từ 5 chữ trở lên, trong đó thể 7 chữ là trụ cột chính của nền thơ Thái. Tuy vậy, các bài hát đôi khi cũng có pha trộn những câu 3 - 4 chữ vào ngâm hát để phá thế đơn điệu. - Thể 2 chữ: là những bài vè thường phổ biến trong đồng dao như các bài Pặt vĩ (Phẩy quạt), Tép xép tẻm pan (Vẽ dấu). Các bài vè này thường hay dùng trong trò chơi bói tương lai của trẻ em. Các bài này có tính tự do trong gieo vần, chủ yếu là: chữ đầu của câu sau vần với chữ cuối câu trước. Song như thế mãi sẽ đơn điệu nên thỉnh thoảng người ta phải chuyển cách gieo vần khác đi như: từ cuối của câu sau vần với từ cuối của câu trước. Thậm chí có lúc còn phá vần (không cần vần) nhưng vẫn đảm bảo được nhịp điệu thơ. Vì thế vè dễ sáng tác và có thể .