Vài nét về sự tương đồng trong ẩn dụ

Trong các công trình nghiên cứu, “ẩn dụ thường được coi là phép hay cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng hay giống nhau” [6a, 1]. Điều đó cho thấy, sự tương đồng hay giống nhau là yếu tố quan trọng nhất và là cơ sở quan trọng để kiến tạo các biểu thức ẩn dụ, tức là nền tảng của ẩn dụ chính là do hai sự vật đại diện cho miền nguồn và miền đích có sự tương đồng hay giống nhau. | NGÔN NGỮ SỐ 7 2012 VÀI NÉT VỀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG TRONG ẨN DỤ VI TRƯỜNG PHÚC 1. Dẫn nhập Từ khi ngôn ngữ học tri nhận ra đời, ẩn dụ luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Trong các công trình nghiên cứu, “ẩn dụ thường được coi là phép hay cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng hay giống nhau” [6a, 1]. Điều đó cho thấy, sự tương đồng hay giống nhau là yếu tố quan trọng nhất và là cơ sở quan trọng để kiến tạo các biểu thức ẩn dụ, tức là nền tảng của ẩn dụ chính là do hai sự vật đại diện cho miền nguồn và miền đích có sự tương đồng hay giống nhau. Khi bàn về bản chất của ẩn dụ, Nguyễn Đức Tồn cũng chỉ ra “cơ sở của ẩn dụ chính là sự đồng nhất hóa ngầm” [6a, 5] và “Ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hóa chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng” [6b, 8], Sự đồng nhất hóa ở đây trên cơ sở sự tương đồng giữa hai sự vật thuộc miền nguồn và miền đích. Có thể nói, sự tương đồng là linh hồn của các biểu thức ẩn dụ, một biểu thức ẩn dụ có được thành công hay không chính là nhờ vào việc phát hiện các điểm tương đồng giữa miền nguồn và miền đích, “kiến tạo một biểu thức ẩn dụ chính là kiến tạo hay xây dựng một điểm tương tự giữa miền nguồn và miền đích, hễ sự tương tự được kiến tạo thì ẩn dụ cũng được thành lập” [10, 230]. Không có sự tương đồng, ẩn dụ sẽ mất đi cơ sở tồn tại. Cho nên, khi nghiên cứu về ẩn dụ, theo chúng tôi, một trong những nội dung quan trọng là nghiên cứu tri nhận về sự tương đồng. Một số nhà nghiên cứu người Trung Quốc như: Thúc Định Phương [7], Triệu Diễm Phương [9], Hồ Tráng Lân [1]. khi nghiên cứu về ẩn dụ đã có đề cập tới sự tương đồng trong ẩn dụ ở một mức độ nhất định với những khía cạnh trọng điểm khác nhau, tuy nhiên chưa đi sâu phân tích một cách toàn diện. Paul Ricoeur (2004) và & (1980) đã đi sâu phân tích việc sáng tạo sự .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
25    75    2    25-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.