Trước khi đi sâu vào phân tích mặt ngữ nghĩa theo trường phái tri nhận cần tìm hiểu về cội nguồn của nó - đó là ngôn ngữ học tri nhận. Ngôn ngữ học tri nhận ra đời như là một ngành nghiên cứu ngôn ngữ độc lập vào những năm 1970. Đây là kết quả của niềm đam mê và tận tụy của một số nhà nghiên cứu quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. | NGÔN NGỮ SỐ 6 2012 KHÔNG GIAN TÂM LÍ TRONG BẢN TIN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT HOÀNG THỊ NGỌC ĐIỂM* 1. Cơ sở lí luận . Tổng quan về ngôn ngữ học tri nhận Mối quan hệ giữa tri nhận và việc thụ đắc ngôn ngữ từ lâu đã được chứng minh là có mối quan hệ bền vững và nhân quả với nhau. Theo quan điểm truyền thống nhận định về cái nào tạo ra cái nào, theo tác giả Lyons: “chính cấu trúc và việc vận hành của trí óc đã quyết định cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa của ngôn ngữ” [3]. Các lí thuyết ngôn ngữ dựa trên quan điểm truyền thống về chiều hướng nhân quả giữa tư duy và ngôn ngữ được xếp vào chủ nghĩa tri nhận. Trước khi đi sâu vào phân tích mặt ngữ nghĩa theo trường phái tri nhận cần tìm hiểu về cội nguồn của nó - đó là ngôn ngữ học tri nhận. Ngôn ngữ học tri nhận ra đời như là một ngành nghiên cứu ngôn ngữ độc lập vào những năm 1970. Đây là kết quả của niềm đam mê và tận tụy của một số nhà nghiên cứu quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. Ngành mới này giờ được xem như là một hướng nghiên cứu đầy tiềm năng đối với ngôn ngữ, hệ thống nhận thức, tri nhận của con người và việc cấu thành cấu trúc ngữ nghĩa nói chung. Có thể kể đến những nhà ngôn ngữ học lỗi lạc chuyên sâu về các nguyên lí tri nhận và cấu trúc như Charles Fillmore, George Lakoff, Ronald Langacker và Leonard Talmy. Mỗi học giả đều bắt đầu phát triển đường hướng nghiên cứu riêng của mình để mô tả ngôn ngữ và lịch sử của ngôn ngữ, tập trung vào các cặp hiện tượng và bản chất liên quan. Tất cả các học giả này đều có chung một nhận định quan trọng: Nghĩa là cốt lõi của ngôn ngữ nên nó là trọng tâm chính của mọi nghiên cứu. Cấu trúc ngôn ngữ phục vụ cho chức năng biểu đạt nghĩa và do đó việc quy chiếu (mappings) giữa nghĩa - nội dung biểu đạt và cấu trúc ngôn ngữ - hình thức biểu đạt, là đối tượng chính của phân tích ngôn ngữ. Hình thức ngôn ngữ, theo quan điểm này có mối quan hệ mật thiết với cấu trúc ngữ nghĩa mà chúng diễn đạt. . Thuyết không gian tâm lí Trong phạm vi rộng lớn của ngôn ngữ học .