Bài viết nghiên cứu đặc điểm tri nhận các bộ phận cơ thể, trước hết là tâm (tim/ lòng) thể hiện trong tiếng Hán và liên hệ với tiếng Việt, có thể thấy được nhiều nét tương đồng và khác biệt trong cách tư duy liên tưởng của hai dân tộc. Đó cũng là một trong những nét nổi bật trong tương quan ngôn ngữ và văn hóa Hán - Việt. | NGÔN NGỮ SỐ 8 2012 XIN XIANG TRONG TIẾNG HÁN VÀ NGHĨ BỤNG TRONG TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN PHẠM NGỌC HÀM TS CẨM TÚ TÀI* Hai nước Việt Nam và Trung Quốc có những điều kiện lịch sử, địa lí tương đồng, đều đi lên từ một nền nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu. Cơm no áo ấm đã từng là mơ ước ngàn đời của người nông dân. Nền văn hóa nông nghiệp lâu đời đó đã khiến cho người Trung Quốc và người Việt Nam có nhiều điểm giống nhau về phương thức tư duy, đặc điểm tâm lí cũng như khả năng tri nhận thế giới vật chất, trong đó có tri nhận về chính bản thân. Ngôn ngữ là tấm gương phản ánh thực tế đó. Đi sâu nghiên cứu đặc điểm tri nhận các bộ phận cơ thể, trước hết là tâm (tim/ lòng) thể hiện trong tiếng Hán và liên hệ với tiếng Việt, có thể thấy được nhiều nét tương đồng và khác biệt trong cách tư duy liên tưởng của hai dân tộc. Đó cũng là một trong những nét nổi bật trong tương quan ngôn ngữ và văn hóa Hán - Việt. ngôn ngữ là công cụ thúc đẩy tư duy phát triển. Con người là trung tâm của vũ trụ, nét khác biệt cơ bản nhất của con người với các loài động vật khác là ở chỗ con người do lao động đã giải phóng hai chi trước, đi bằng hai chân, cải thiện được chiều cao để có tầm nhìn xa. Đồng thời bộ não phát triển hơn hẳn các loài động vật khác rồi lại được củng cố và hoàn thiện do có Nhận thức về chức năng của các bộ phận cơ thể người là cơ sở để phân công lao động xã hội. Người Trung Quốc cũng như người Việt Nam từ xưa đã phân chia lao động xã hội ra hai loại, lao động trí óc và lao động chân tay, còn gọi là lao tâm và lao . Cùng với quá trình phát triển của tư duy và hoạt động xã hội, con người đã nhận thức và khám phá thế giới vật chất, trong đó có chính mình. Mỗi dân tộc trên thế giới do chịu ảnh hưởng của những điều kiện sống khác nhau đã hình thành nên những phương thức tư duy khác nhau và thông qua lăng kính chủ quan của họ, thế giới vật chất đã được phản ánh với những góc nhìn khác nhau. Triệu Diễm Phương cho rằng: .