Thủy âm kép tiếng Việt thế kỉ XIV - XV qua các chữ nôm cổ trong Quốc âm thi tập

Bài viết nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt cũng như những phát hiện mới về văn bản học trong nhiều năm qua, bài viết này tiến hành khảo sát và nghiên cứu hệ thống thủy âm kép thế kỉ XIV- XV qua tác phẩm quan trọng hàng đầu trong lịch sử ngôn ngữ Việt Nam này. | NGÔN NGỮ SỐ 8 2012 THỦY ÂM KÉP TIẾNG VIỆT THẾ KỈ XIV- XV QUA CÁC CHỮ NÔM CỔ TRONG QUỐC ÂM THI TẬP TS TRẦN TRỌNG DƯƠNG Quốc âm thi tập (QATT) của Nguyễn Trãi (1380 -1442) là kho ngữ liệu phong phú về tiếng Việt cổ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV. Trước nay đã có một số bản phiên âm chú thích về tác phẩm này. Cũng đã có nhiều bài viết hay công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trong QATT. Đáng kể nhất là luận án tiến sĩ “Nghiên cứu phụ âm trong Quốc âm thi tập” (Etude du consonantisme du Quốc âm thi tập) của Nhẫn Gaston được thực hiện khá sớm vào năm 1967 trên cơ sở bản phiên đầu tiên của nhóm Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điểm (1956). Tiếc rằng, cho đến nay công trình này, sau gần năm mươi năm thực hiện, lại chưa từng được giới nghiên cứu trong nước và nước ngoài sử dụng. Nghiên cứu của Nhẫn Gaston cho thấy, thủy âm kép tiếng Việt cổ vào thế kỉ XV phong phú hơn nhiều so với thế kỉ XVII (bl-, ml-/ mnh-, và tl-). Trên cơ sở kế thừa những kết quả của Nhẫn Gaston và nhiều thành tựu mới trong nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt cũng như những phát hiện mới về văn bản học trong nhiều năm qua, bài viết này tiến hành khảo sát và nghiên cứu hệ thống thủy âm kép thế kỉ XIV- XV qua tác phẩm quan trọng hàng đầu trong lịch sử ngôn ngữ Việt Nam này. Các cứ liệu so sánh đối chiếu về văn tự học chữ Nôm và ngữ âm lịch sử, gồm có: 1) Các văn bản cổ như: Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (vt. Phật thuyết), Thiền tông khóa hư ngữ lục, An Nam dịch ngữ, An Nam quốc dịch ngữ, Từ điển Việt Bồ La 2) Các công trình nghiên cứu (hoặc phiên chú) về các văn bản này, tiêu biểu là của các tác giả Nhẫn Gaston (1967), Đào Duy Anh (1976), Nguyễn Tài Cẩn (1999), Nguyễn Quang Hồng (2002, 2008), Nguyễn Ngọc San (1982, 2003), Vương Lộc (1997), Paul Schneider (1987), Hoàng Thị Ngọ (1999), Shimizu Masaaki (2005, 2010), nhóm Mai Quốc Liên (2001), nhóm Nguyễn Tá Nhí (2008) 3) Các tư liệu và công trình nghiên cứu về lịch sử ngữ âm tiếng Việt cũng như các phương ngữ và ngôn ngữ bảo thủ, tiêu biểu như Nhẫn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.