Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh Đề thi KS kiến thức THPT năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 12 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 409 sẽ là tư liệu hữu ích. Mời các bạn tham khảo. | - 2018 – ã đề 4 9 Câu 1: Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là A. phi nghĩa thuộc về các bên tham chiến. B. chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa. C. chính nghĩa thuộc về phe Liên minh. D. chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước. Câu 2: Điểm khác nhau căn bản giữa cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại so với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII là mọi phát minh kĩ thuật đều A. bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. B. dựa trên các ngành khoa học cơ bản. C. bắt nguồn từ thực tiễn. D. xuất phát từ nhu cầu chiến tranh. Câu 3: Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta là A. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. B. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. C. giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại. D. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có xu hướng liên kết khu vực là A. sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc về kinh tế. B. sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất. C. sự mở rộng và đa dạng của quan hệ quốc tế. D. sự hình thành các trung tâm kinh tế - tài chính. Câu 5: Đảng Quốc đại được thành lập có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ? A. Tạo điều kiện để phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển sang giai đoạn đỉnh cao. B. Là chính đảng của giai cấp tư sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn Độ. C. Đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. D. Đánh dấu sự thức tỉnh của giai cấp tư sản Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á. Câu 6: Thể chế chính trị của nước Nga trước Cách mạng tháng Hai năm 1917 là A. xã hội chủ nghĩa. B. cộng hòa. C. quân chủ chuyên chế. D. quân chủ lập hiến. Câu 7: Sự kiện nào dưới đây làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? A. Trận Mát-xcơ-va (12 .