Bài viết trình bày ngắn gọn về tư duy xã hội trên cơ sở tổng quan một số nghiên cứu, quan niệm chủ yếu từ góc độ xã hội học. Tư duy xã hội là tư duy của một xã hội toàn thể nhằm giải quyết vấn đề nảy sinh của xã hội rõ các biểu hiện và các chức năng của tư duy xã hội, qua đó có thể gợi mở một số hướng nghiên cứu tiếp theo về các loại hình tư duy xã hội, các chức năng và phi/phản chức năng của tư duy xã hội trong xã hội hiện đại,. . | Tư duy xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Lê Ngọc Hùng(*) Tóm tắt: Bài viết trình bày ngắn gọn về tư duy xã hội trên cơ sở tổng quan một số nghiên cứu, quan niệm chủ yếu từ góc độ xã hội học. Tư duy xã hội là tư duy của một xã hội toàn thể nhằm giải quyết vấn đề nảy sinh của xã hội đó. Một số ví dụ được nêu ra trong bài này chủ yếu nhằm làm rõ các biểu hiện và các chức năng của tư duy xã hội, qua đó có thể gợi mở một số hướng nghiên cứu tiếp theo về các loại hình tư duy xã hội, các chức năng và phi/phản chức năng của tư duy xã hội trong xã hội hiện đại, nhất là ở xã hội Việt Nam đang trên con đường đổi mới, sáng tạo nhằm mục tiêu phát triển bao trùm và bền vững. Từ khóa: Tư duy xã hội, Biến đổi xã hội, Cấu trúc xã hội, Phát triển bền vững, Phát triển bao trùm Triết gia nổi tiếng René Descartes đã phát biểu: “Tôi tư duy tức là tôi tồn tại”. Vậy, tư duy cá nhân phải là tiêu chuẩn của sự tồn tại cá nhân?! Còn với xã hội thì sao? Học theo Descartes, có thể nói “xã hội tư duy tức là xã hội tồn tại”.( Tư duy xã hội được hiểu là suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá, giải thích, lý giải của xã hội tổng thể nhằm cải biến xã hội, thay đổi thế giới. Các nhà nghiên cứu từ xưa đến nay đều quan tâm nghiên cứu tư duy xã hội (social thinking, societal thinking) để chỉ ra các đặc điểm, tính chất và chức năng của nó. Khác với tư duy cá nhân, tư duy xã hội liên tục hình thành, vận động và biến đổi trong mối quan hệ qua lại với con người và xã hội. (*) ., Viện Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Email: hungxhh@ Có thể định nghĩa, tư duy xã hội là chiến lược tư duy của xã hội để kiến tạo xã hội, cải biến thế giới theo mục đích của xã hội. Tư duy xã hội phản ánh cách cảm, cách nghĩ, cách biểu hiện, cách hành động, cách sinh sống, cách sản xuất, kinh doanh và biến đổi thế giới. Tư duy xã hội là tư duy của nhóm xã hội, của cả một xã hội nhất định về một hay hơn một vấn đề mà nhóm đó, xã hội đó quan tâm. Nhà bác học người Pháp Marcel Mauss (1872-1950), .