Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, đặc điểm phân loại của chủng nấm NV01 phân lập từ mẫu đất trồng Hồ tiêu tại Đăk Lăk và từ đó là cơ sở để nghiên cứu về khả năng diệt tuyến trùng của loài nấm này. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 1S (2017) 42-48 Đặc điểm sinh học của chủng Paecilomyces variotii NV01 phân lập từ đất trồng hồ tiêu khu vực ĐăkLăk Chu Thanh Bình1,*, Bùi Thị Việt Hà2, Hồ Tuyên3, Nguyễn Phương Nhuệ3 1 Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, 63 Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội, Việt Nam Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 3 Viện Công nghệ Sinh học, Viện HLKH&CNVN, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam 2 Nhận ngày 16 tháng 8 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 21 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 10 năm 2017 Tóm tắt: Từ 15 mẫu đất trồng hồ tiêu tại ĐăkLăk, các chủng vi nấm được phân lập và chọn lọc cho khả năng sinh enzyme chitinase, protease, amylase, cellulase. Chủng lựa chọn được nghiên cứu về hình thái, màu sắc khuẩn lạc, ảnh hưởng của các nguồn dinh dưỡng đến sự hình thành bào tử. Kết quả cho thấy môi trường PDA là môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng của nấm Paecilomyces variotii NV01. Sau 14 ngày nuôi cấy chủng P. variotii NV01 cho số bào tử 106/cm2. Chủng nấm này có khả năng sinh một số enzyme ngoại bào như amylase, cellulase, chitinase, protease. Kết quả giải trình tự và phân tích vùng ITS của rDNA với cặp mồi ITS1F/ITS4 cho thấy chủng nghiên cứu có độ tương đồng 100% với chủng Paecilomyces variotii KF305752 và được đặt tên là P. variotii NV01. Tại Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng về loài nấm này còn rất ít, các cơ sở dữ liệu về đặc tính sinh học vẫn còn hạn chế. Từ khóa: Đặc điểm sinh học, Paecilomyces variotii, hồ tiêu. 1. Mở đầu kiểm soát côn trùng gây hại [1]. Hướng nghiên cứu này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Ngày nay, có hơn 100 chi với hơn 700 loài nấm ký sinh côn trùng khác nhau và nhiều loài trong số đó có tiềm năng lớn trong quản lý dịch hại côn trùng [2], một trong số đó có nấm ký sinh ấu trùng. Nấm ký sinh ấu trùng sử dụng các mấu bám hoặc hệ sợi của chúng nhằm tiêu diệt ấu trùng [3]. Một số đại diện cho nhóm này