Đánh giá sự phân bố và xu hướng ô nhiễm của các kim loại nặng trong trầm tích ở một số địa điểm thuộc vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Trị, Việt Nam

Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng các kim loại nặng Mn, Cu, Zn, Cd và Hg trong trầm tích mặt và trầm tích lõi tại một số khu vực vùng biển ngoài khơi từ Thanh Hóa đến Bình Thuận nhằm đánh giá mức độ và xu hướng ô nhiễm theo thời gian của các kim loại trên trong môi trường biển tại Việt nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 32, Số 4 (2016) 184-191 Đánh giá sự phân bố và xu hướng ô nhiễm của các kim loại nặng trong trầm tích ở một số địa điểm thuộc vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Trị, Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà1,*, Nguyễn Thị Dung1, Bùi Phương Thúy1 Trần Đăng Quy2 Tạ Thị Thảo1, Từ Bình Minh1 1 2 Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN Nhận ngày 08 tháng 7 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 09 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Hàm lượng các kim loại nặng Mn, Cu, Zn, Cd và Hg được phân tích trong 29 mẫu trầm tích bề mặt và trầm tích lõi lấy từ các vùng ven biển cách bờ khoảng 30 km từ Nghệ An đến Quảng Trị, Việt Nam nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm, sự phân bố theo không gian và độ sâu. Hàm lượng các kim loại trong trầm tích mặt ở khu vực nghiên cứu lần lượt là: Mn 12,8 835 mg/kg (trung bình: 438 mg/kg); Cu 3,42 - 35,1 mg/kg (trung bình 16,1 mg/kg); Zn 27,9 312 mg/kg (trung bình 195 mg/kg); Cd 0,10 - 1,24 mg/kg (trung bình: 0,412 mg/kg); Hg 0,00 6,81 mg/kg (trung bình là 2,06 mg/kg); Pb 8,41 - 44,9 mg/kg (trung bình: 19,8 mg/kg). Sự phân bố của các kim loại Cu, Pb, Zn, Cd, Mn tương đối giống nhau. Nồng độ cao hơn được tìm thấy trong trầm tích ở khu vực phía Bắc (từ Nghệ An) và giảm dần về phía nam, sau đó lại có xung hướng tăng lên. Sự phân bố theo độ sâu trong trầm tích lõi cho thấy các kim loại Mn, Pb, Cu có nồng độ cao tại các lớp tương ứng với thời kì từ năm 1970 đến giữa những năm 1990. Sự phân bố của Cd theo độ sâu nồng độ tăng dần khi độ sâu giảm, cho thấy nồng độ cao trong những năm gần đây, có thể do ảnh hưởng của sự phát triển công nghiệp. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về sự phân bố của các kim loại nặng theo độ sâu trong trầm tích lõi tại vùng biển Việt nam và cần tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn nhằm đánh giá toàn diện vấn đề lịch sử ô nhiễm của các kim loại nặng. Từ khóa: Khối phổ Plasma cảm ứng ICP-MS, kim loại .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
6    88    2    01-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.