Trong bài viết này, điện cực của ắc qui UA-150 được phân tích bằng các phương pháp phổ khối cộng hưởng từ plasma (ICP-MS), kính hiển vi điện tử quét (SEM), phân tích phổ phân tán năng lượng tia X (EDS) và phương pháp phân tích Rơnghen (XRD). Các kết quả phân tích cho thấy, điện cực dương là bạc/bạc ôxít (99,90%), điện cực âm là kẽm ôxít (99,80%) và chất điện ly là 350 g/l KOH + 35 g/l ZnO có chứa chất phụ gia. Từ ảnh SEM cho thấy cả điện cực âm và điện cực dương là dạng bột, kích thước micron, các hạt mịn, đồng đều. Ngoài ra, chất điện ly chứa muối của Li, Mg, Ca và Hg làm chất phụ gia tăng cường khả năng phóng/nạp điện. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 32, Số 4 (2016) 259-263 Phân tích thành phần hóa học điện cực trong ắc qui bạc - kẽm UA-150 Nguyễn Văn Tú1,*, Bùi Văn Tài1, Mai Văn Phước1, Phạm Thị Phượng1, Đỗ Bình Minh2 1 Viện Hoá học-Vật liệu, Viện Khoa học - Công nghệ Quân sự 2 Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học - Công nghệ Quân sự Nhận ngày 05 tháng 7 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 17 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Trong bài viết này, điện cực của ắc qui UA-150 được phân tích bằng các phương pháp phổ khối cộng hưởng từ plasma (ICP-MS), kính hiển vi điện tử quét (SEM), phân tích phổ phân tán năng lượng tia X (EDS) và phương pháp phân tích Rơnghen (XRD). Các kết quả phân tích cho thấy, điện cực dương là bạc/bạc ôxít (99,90%), điện cực âm là kẽm ôxít (99,80%) và chất điện ly là 350 g/l KOH + 35 g/l ZnO có chứa chất phụ gia. Từ ảnh SEM cho thấy cả điện cực âm và điện cực dương là dạng bột, kích thước micron, các hạt mịn, đồng đều. Ngoài ra, chất điện ly chứa muối của Li, Mg, Ca và Hg làm chất phụ gia tăng cường khả năng phóng/nạp điện. Từ khoá: Ắc qui bạc-kẽm; điện cực bạc, điện cực ZnO, chất điện ly. yếu liên quan đến công nghệ chế tạo điện cực âm - kẽm ôxít/kẽm [2]. Hiện nay chủng loại nguồn điện này ở nước ta đã và đang sử dụng một số chủng loại ắc qui bạc-kẽm chủ yếu phục vụ quốc phòng và ngành hàng không, như các loại ắc qui bạc- kẽm UA -150 Ah, XY-150 Ah, hoặc CЏM-45 làm nguồn khởi động cho các trang thiết bị quân sự. Các loại nguồn này đều sử dụng chế độ phóng dòng cao (dòng ở chế độ 3 ÷ 5 C), số chu kỳ sử dụng thấp, từ 10 - 25 chu kỳ, thời gian bảo quản 5 năm (khi chưa đổ điện dịch), khi đổ điện dịch, thời gian bảo quản 3-5 tháng. Nguyên nhân xuống cấp, hư hỏng loại ắc qui này chủ yếu do sự ăn mòn điện cực kẽm, cũng như quá trình tạo cácbonát hóa điện cực kẽm, gây cong vênh, đoản mạch, thậm chí nứt vỡ vỏ bình ắc qui trong quá trình bảo quản [2, 5]. Để góp phần công tác nghiên cứu và định hướng công nghệ chế thử .