Bài viết này công bố một số thành phần hóa học được nghiên cứu phân lập được từ lá dâu. Từ lá của cây dâu (Morus alba L.) thu hái ở tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở sử dụng các phương pháp sắc kí đã phân lập được hai hợp chất flavonoid. Cấu trúc hóa học của hai hợp chất này được xác định là Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid (1) và Quercetin -O-α-Lrhamnopyranosid (2) dựa trên các dữ liệu phổ khối lượng và cộng hưởng từ hạt nhân kết hợp so sánh với dữ liệu phổ được công bố trong tài liệu tham khảo. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 1 (2017) 45-50 Một số hợp chất flavonoid phân lập từ lá cây dâu (Morus alba L.) thu hái tại tỉnh Thái Nguyên Vũ Đức Lợi1,*, Đỗ Thị Nghĩa Tình1, Bùi Thị Xuân1, Vũ Kiều Oanh2, Trịnh Nam Trung2, Nguyễn Tiến Vững3 1 Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2 Học viện Quân y, số 160 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam 3 Viện Pháp y Quốc gia, số 41 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 3 tháng 4 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 21 tháng 4 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 6 năm 2017 Tóm tắt: Từ lá của cây dâu (Morus alba L.) thu hái ở tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở sử dụng các phương pháp sắc kí đã phân lập được hai hợp chất flavonoid. Cấu trúc hóa học của hai hợp chất này được xác định là Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid (1) và Quercetin -O-α-Lrhamnopyranosid (2) dựa trên các dữ liệu phổ khối lượng và cộng hưởng từ hạt nhân kết hợp so sánh với dữ liệu phổ được công bố trong tài liệu tham khảo. Đây là 2 hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ lá cây dâu thu hái tại Việt Nam. Từ khóa: Lá dâu, Morus alba, Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid, Quercetin -O-α-L-rhamnopyranosid. 1. Đặt vấn đề * việc làm đẹp da, loại bỏ vết thâm nám, tàn nhang trên da. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu đã công bố về thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học của lá cây dâu ở Việt Nam còn rất ít. Để góp phần cung cấp những cơ sở tiền đề cho việc ứng dụng nguyên liệu lá dâu trong chăm sóc sức khỏe, bài báo công bố một số thành phần hóa học được nghiên cứu phân lập được từ lá dâu. Cây dâu tằm (Morus alba L.) trong sách cổ của Trung Quốc được coi là loài cây quý, bởi nó có rất nhiều công dụng quý đối với con người, vừa có thể làm thuốc trị bệnh, vừa có thể làm thực phẩm bồi bổ cơ thể. Trong đó, lá dâu tằm không chỉ được dùng để chữa các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lipid máu, viêm đường hô hấp, nhức đầu, mờ mắt mà còn được dùng với công dụng làm đẹp da, trắng da