Sử dụng chỉ thị ADN (RAPD-PCR) trong nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen Đảng sâm góp phần định hướng công tác bảo tồn và phát triển ở Việt Nam

Bài viết này là kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp Nhà nước “Khai thác và phát triển nguồn gen Hà thủ ô đỏ và Đảng sâm Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất thuốc” giai đoạn 2011 - 2015. . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 1 (2017) 32-39 Sử dụng chỉ thị ADN (RAPD-PCR) trong nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen Đảng sâm góp phần định hướng công tác bảo tồn và phát triển ở Việt Nam Phạm Thanh Huyền1,*, Đinh Đoàn Long2 1 2 Viện Dược liệu, Bộ Y tế, 3B Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Nhận ngày 10 tháng 2 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 4 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 6 năm 2017 Tóm tắt: Nhằm muc đích bảo tồn và chọn, tạo giống loài cây thuốc Đảng sâm trong tương lai ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ đa dạng di truyền của một số quần thể Đảng sâm phân bố tự nhiên và trồng trọt ở một số tỉnh miền núi Tây Bắc (Lào Cai, Hà Giang, Sơn La) và Tây Nguyên (Lâm Đồng, Kon Tum). Tổng cộng 15 mẫu quần thể Đảng sâm, trong đó có 3 mẫu từ Lào Cai, 1 mẫu từ Hà Giang, 1 mẫu từ Sơn La, 4 mẫu từ Lâm Đồng và 6 mẫu từ Kon Tum đã được thu thập để tách chiết ADN và phân tích đa dạng di truyền bằng chỉ thị RAPD-PCR sử dụng 12 mồi có trình tự 10 nucleotit ngẫu nhiên. Kết quả phân tích bằng phần mềm NTSYSpc cho thấy trong tổng cộng 106 băng RAPD-PCR thu được có 88 băng đa hình (83%) và 18 băng đồng hình (17%). 15 mẫu quần thể chia làm 2 nhóm lớn, tách biệt rõ rệt giữa nhóm mẫu thu ở Tây Bắc và nhóm mẫu thu ở Tây Nguyên. Các mẫu thu thập ở vị trí địa lý gần nhau có khác biệt di truyền nhỏ hơn cho thấy nhiều khả năng chúng có nguồn gốc chung. Sự khác biệt di truyền cao giữa các quần thể cách xa về địa lý cho thấy những nguồn gen này cần được bảo tồn độc lập phục vụ cho công tác chọn lọc và tạo giống trong tương lai. Từ khóa: Condonopsis javanica, RAPD-PCR, đa dạng di truyền, khoảng cách địa lý. 1. Đặt vấn đề * bảo tồn, chọn, tạo và nhân giống phù hợp, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển một nền công nghiệp chế biến dược liệu bền vững, 2004). Hiện nay việc sử dụng các chỉ thị ADN (RAPD-PCR, RFLP-PCR, AFLP, SSR, .) ngày càng được sử dụng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.