Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu sự phát sinh rễ bất định từ mô sẹo thân rễ và bước đầu xác định sự hiện diện của oleanolic acid trong rễ nhằm đóng góp thêm những hiểu biết cụ thể về sự phát sinh hình thái ở Tam thất hoang trong mục đích nhân giống bảo tồn và thu nhận hợp chất thứ cấp của loài cây thuốc quý này trong tương lai. | Tạp chí Công nghệ Sinh học 14(1): 49-54, 2016 TÌM HIỂU CÁC BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI TRONG SỰ PHÁT SINH RỄ TAM THẤT HOANG (PANAX STIPULEANATUS ET ) NUÔI CẤY IN VITRO VÀ BƯỚC ĐẦU ĐỊNH TÍNH OLEANOLIC ACID TRONG RỄ TẠO THÀNH Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trần Hùng, Trương Thị Đẹp Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: Ngày nhận đăng: TÓM TẮT Tam thất hoang (Panax stipuleanatus et ) thuộc chi Panax, họ Ngũ gia bì Araliaceae, là một dược liệu quý ở Việt Nam và Trung Quốc. Trong thân rễ Tam thất hoang chứa nhiều hợp chất saponin thuộc nhóm olean, giúp tăng cường trí lực và làm giảm nguy cơ bị ung thư cho cơ thể người. Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu về các biến đổi hình thái trong sự tạo rễ bất định từ thân rễ của loài này. Trong nghiên cứu này, sự phát sinh hình thái mô sẹo từ thân rễ và sự phát sinh hình thái rễ bất định từ mô sẹo này được phân tích. Khúc cắt thân rễ có đường kính 1-1,5 cm và dày 1cm được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 30 g/l sucrose, 6 g/l agar, 0,5 mg/l 2,4-D và đặt trong tối. Mô sẹo được hình thành trên bề mặt thân rễ sau bốn tuần. Sự phân chia đầu tiên trong quá trình hình thành mô sẹo xảy ra trong hai tuần đầu, ở các tế bào nhu mô vỏ cấp hai và tượng tầng libe – mộc. Mô sẹo 26 tuần tuổi với các tế bào bên trong cụm chậm tăng trưởng và các tế bào ở phía ngoài cụm có xu hướng kéo dài được chuyển sang môi trường hoạt hóa có bổ sung 0,5 mg/l 2,4-D và 0,1 mg/l TDZ trong 6 tuần. Mô sẹo phát triển trên môi trường này trở nên chặt hơn và hình thành nhiều cụm. Sự hình thành rễ bất định xảy ra sau 10 tuần khi mô sẹo được chuyển sang môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l NAA. Mô sẹo hình thành các cấu trúc hình cầu giống phôi tuy nhiên chỉ phát triển một cực rễ. Trong các rễ hình thành từ mô sẹo thân rễ có sự hiện diện của saponin thuộc nhóm olean. Kết quả sắc ký bản mỏng với hệ dung môi CHCl3 và methanol (9:1) cho thấy chất trích của rễ có nguồn gốc từ mô sẹo thân rễ Tam thất hoang có sự