Xác định cấu trúc và đặc điểm gen học hệ gen ty thể của sán lá ruột nhỏ haplorchis taichui, mẫu Việt Nam

Trong bài viết này, hệ gen ty thể của loài sán lá ruột nhỏ H. taichui, mẫu thu thập tại Quảng Trị, Việt Nam (kí hiệu HTAQT) đã được thu nhận và phân tích đầy đủ cung cấp dữ liệu cho các hướng nghiên cứu khác nhau sử dụng chuỗi gen/chỉ thị phân tử có từ hệ gen ty thể. | Tạp chí Công nghệ Sinh học 14(2): 215-224, 2016 XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM GEN HỌC HỆ GEN TY THỂ CỦA SÁN LÁ RUỘT NHỎ HAPLORCHIS TAICHUI (TREMATODA: HETEROPHYIDAE), MẪU VIỆT NAM Lê Thanh Hòa1, Nguyễn Thị Khuê1, Nguyễn Thị Bích Nga1, Đỗ Thị Roan1, Đỗ Trung Dũng2, Lê Thị Kim Xuyến1, Đoàn Thị Thanh Hương1 1 2 Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Bộ Y tế Ngày nhận bài: Ngày nhận đăng: TÓM TẮT Sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui (Nishigori, 1924) thuộc họ Heterophyidae, lớp Trematoda, ngành Platyhelminthes, kí sinh và gây bệnh ở người và động vật. Toàn bộ hệ gen ty thể (mitochondrial DNA genome, mtDNA) của H. taichui, chủng QT (HTAQT, Quảng Trị) đã được xác định cấu trúc và đặc điểm gen học, dữ liệu có giá trị phục vụ nghiên cứu dịch tễ học phân tử, thành phần loài, chẩn đoán, phân loại và phòng chống bệnh. Hệ gen mtDNA chủng HTAQT có độ dài bp, chứa 36 gen, trong đó có 12 gen mã hóa protein (cox1, cox2, cox3, nad1, nad2, nad3, nad4L, nad4, nad5, nad6, atp6 và cob); 2 gen RNA ribosome (rRNA) gồm rrnL (16S) và rrnS (12S); 22 gen vận chuyển RNA (tRNA hay trn); và một vùng không mã hóa (non-coding, NR), chia thành 2 tiểu vùng là không mã hóa ngắn (SNR) và không mã hóa dài (LNR). Vùng LNR, độ dài bp, nằm giữa vị trí của trnG (vận chuyển Glycine) và trnE (Glutamic acid), chứa 6 cấu trúc lặp liền kề kế tiếp nhau (tandem repeat, TR), sắp xếp lần lượt là: TR1A, TR2A, TR1B, TR2B, TR3A, TR3B. Từng gen mã hóa protein (12 gen), rRNA ribosome (2 gen) và tRNA vận chuyển (22 gen) đã được phân tích, cụ thể gen mã hóa protein được xác định kích thước, cách sử dụng bộ mã khởi đầu và kết thúc; các gen rRNA và tRNA được xác định cấu trúc bậc hai. Từ khóa: H. taichui, hệ gen ty thể, mtDNA, sán lá ruột nhỏ. MỞ ĐẦU Bệnh sán lá ruột nhỏ (haplorchiasis) ở người chủ yếu do loài sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui và H. pumilio gây nên, được phát hiện phổ biến ở các nước châu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.