Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu “Thông số về tính đa dạng di truyền quần thể tự nhiên loài Đỉnh tùng ở Tây Nguyên, Việt Nam bằng chỉ thị SSR” làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững tính đa dạng sinh học ở Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. | Tạp chí Công nghệ Sinh học 14(2): 245-252, 2016 THÔNG SỐ VỀ TÍNH ĐA DẠNG DI TRUYỀN QUẦN THỂ TỰ NHIÊN LOÀI ĐỈNH TÙNG (CEPHALOTAXUS MANNII HOOK. F.) Ở TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM BẰNG CHỈ THỊ SSR Đinh Thị Phòng, Trần Thị Liễu, Vũ Thị Thu Hiền Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: Ngày nhận đăng: TÓM TẮT Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii .) là một trong số 15 loài lá kim có ở Tây Nguyên. Đỉnh tùng là một cây có giá trị dược liệu và đặc hữu của khu vực trung tâm phía nam của Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, mặc dù loài phân bố rộng rãi (Lào Cai, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng .) nhưng được coi là hiếm và sắp tuyệt chủng bởi sự khai thác bừa bãi của con người. Trong nghiên cứu này, 18 chỉ thị SSR đã được sử dụng để phân tích tính đa dạng di truyền của 34 cá thể Đỉnh tùng thu ở Tà Nung và Hiệp An, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả phân tích đã chỉ ra 12/18 chỉ thị có tính đa hình. Tổng số đã nhân bản được 36 phân đoạn DNA, trong đó 24 phân đoạn đa hình (chiếm 66,66%). Tính đa dạng di truyền ở quần thể Hiệp An cao hơn (h = 0,269; I = 0,449 và PPB = 72,22%) so với quần thể Tà Nung (h = 0,433; I = 0,264 và PPB = 66,67%). Tổng mức độ thay đổi phân tử (AMOVA) giữa các quần thể là 27,74% và giữa các cá thể trong cùng quần thể là 72,26%. Hệ số di nhập gen (Nm) trung bình của loài Đỉnh tùng là 3,310. Cả hai quần thể Tà Nung và Hiệp An đều có hệ số giao phấn cận noãn Fis 0,5 m đến 20 m) thu tại Tà Nung và Hiệp An tỉnh Lâm Đồng được sử dụng để phân tích phân tử. Các mẫu được bảo quản trong túi nhựa dẻo có chứa silicagel ngay tại thực địa và chuyển đến phòng thí nghiệm giữ ở nhiệt độ phòng 245 Đinh Thị Phòng et al. đến khi sử dụng. Thông tin của các mẫu nghiên cứu như trong bảng 1. Trình tự 18 chỉ thị SSR (Simple Sequence Repeat) trong nghiên cứu được khai thác từ các tài liệu (Bảng 2). Tổng hợp các mồi SSR bởi công ty IDT, Hoa Kỳ (Intergarated DNA Technology, USA). Bảng 1.